Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

Cười một chút

Chuyến bay của bệnh nhân tâm thần
Khi bệnh viện tâm thần bốc cháy, chính phủ huy động máy bay trực thăng đến đưa các bệnh nhân đến nơi an toàn. Trong chuyến bay, những người này không ngừng la hét đập phá. Duy chỉ có một bệnh nhân nam im lặng và ngồi quan sát viên phi công. Quá bực mình vì nhóm người điên ấy, viên phi công quay sang người này và nói :
- Tôi thấy anh có vẻ bình thường, anh có cách nào giúp tôi làm cho đám người phía sau im lặng một chút được không ? Nếu được, tôi sẽ xin giám đốc bệnh viện cho anh xuất viện sớm.
Viên phi công vửa dứt lời thì người đàn ông lập tức quay ra phía sau. Sau 5 phút, người ấy quay lên và quả nhiên không còn tiếng động gì phía sau.
Quá ngạc nhiên, viên phi công hỏi :
- Anh giỏi quá ! Làm cách nào mà anh khiến cho đám người ấy ngoan ngoãn nghe lời vậy ?
- Có gì đâu, tôi mở cửa cho tụi nó đi chơi hết rồi.


Còn đang mổ
Nghe tiếng cười khúc khích của ai đó ở cổng thiên đàng, Thánh Phêrô liền ra ngoài hỏi lớn :
- Ai cười thế ?
- Dạ con
- Ngươi cười cái gì vậy ?
- Con cười các bác sĩ ở phòng mổ. Con lên đây đã hơn tiếng đồng hồ mà ở dưới đó họ vẫn còn đang loay hoay mổ cho con.

Đền tội cũng tăng theo giá thị trường
Tháng các linh hồn, anh Năm bán xăng thấy mình tội lỗi nên đi xưng tội. Vừa bước vào tòa giải tội, cha xứ đã hỏi :
- Anh Năm bán xăng đó phải không ? Sao, lại phạm tội ăn cắp xăng chứ gì ?
Anh Năm ngạc nhiên hỏi :
- Cha linh quá còn hơn thánh Gioan Vianey nữa, không thấy con mà cha biết là con, chưa xưng tội cha đã biết tội rồi.
Cha xứ mĩm cười :
- Ngửi mùi xăng thì cha biết là con rồi. Còn tội thì năm nào con cũng xưng có một tội ăn cắp xăng thôi mà.
Anh Năm liền hỏi :
- Việc đền tội thưa cha làm gì ạ ?
Cha xứ đáp :
- Anh đọc hai chuỗi Mân Côi cầu cho các linh hồn và dốc lòng chừa tội nhé !
Anh Năm ngỡ ngàng :
- Thưa cha sao nhiều thế, năm trước cũng tội này cha bắt con đọc có một chuỗi Mân Côi thôi mà ?
Cha xứ giải thích :
- Con à, năm trước giá xăng có 200 đồng/lít, năm nay lên gấp đôi 400 đồng. Đền tội cũng tăng theo giá thị trường con à.
Anh Năm trợn to mắt : ???!!!

Lầm lẫn vô tư
Việc truyền giáo trên Tây nguyên, trở ngại khởi đầu luôn luôn là rào cản về ngôn ngữ. Hai bên đều phải học tiếng nói của nhau để giao tiếp và nhất là việc dạy giáo lý.
Nhà truyền giáo dạy trẻ con về mầu nhiệm Chúa Ba Ngôi :
- Chúa Cha bằng Chúa Con, Chúa Con bằng Chúa Thánh Thần. Ba Ngôi bằng nhau, chỉ có một Chúa thôi.
Tuần sau, nhà truyền giáo gọi một đứa nhỏ lên trả bài, đứa bé miệng uốn éo, gắng phát âm thật chắc nịch :
- Chúa Cha bắn (bằng) Chúa Con, Chúa Con bắn Chúa Thánh Thần, Ba Ngôi bắn nhau, chỉ có một Chúa thôi.
Cả lũ nhóc vẫn ngồi tỉnh bơ, chỉ có ông thầy phải bấm bụng cười để giữ bầu khí nghiêm trang trong lớp.
Mấy hôm sau học tiếp về tình yêu Ba Ngôi, một đứa nhỏ đứng lên trả bài :
- Trên trời ba đứa thương nhau, nên ở dưới đất này mình cũng phải thương nhau như vậy !
Thật hết ý !!!

Chủ Nhật, 25 tháng 5, 2014

Ngôn ngữ của lòng tử tế

Nụ Cười Nhân Ái Là Ngôn Ngữ Của Lòng Tử Tế



1. Có trái tim nhân ái và lòng tử tế là những đức tính giống Chúa nhất.
2. Lòng tử tế và tình yêu của công chúng làm cho tôi có thể đi qua những giai đoạn khó khăn nhất trong cuộc đời tôi và luôn luôn, tình yêu và lòng bác ái của các bạn làm cho cuộc hành trình của tôi dễ dàng hơn. (Công Chúa Diana)
3. Lòng tử tế được hoạch định cho ngày mai mà không tính ngày hôm nay.
4. Những hành động tử tế và tình yêu là những phần đời đẹp đẽ nhất trong cuộc đời một con người.
5. Mục đích của cuộc sống con người là phục vụ , tỏ lòng trắc ẩn và luôn có thiện chí phục vụ những người khác.
6. Có những lúc mà chân lý và tử tế đối nghịch nhau, vậy chúng ta hãy chọn sự tử tế, đặc biệt là ngay cả khi một sự thành thật nhỏ cũng tốt hơn là không có gì.
7. Có ba điều quan trọng trong cuộc sống con người. Thứ nhất là lòng tử tế, thứ hai là lòng tử tế, thứ ba là lòng tử tế.
8. Nếu thực hiện điều thiện tinh tuyền thi rất khó vì bản tính con người là  thích sự phù phiếm, thích được chú ý và có thêm những động lực khác nữa.
9. Hãy vun trồng lòng tử tế vì đó là một phần giá trị cho cuộc sống con người.
10. Hãy cố gắng trở nên một loại người mà thiên hạ ao ước được nhìn thấy bạn, và sau khi bạn ra về thì họ phải suy nghĩ miên man để hành động.
11. Chúng ta không thể tử tế với nhau lấy một tiếng đồng hồ. Chúng ta thì thầm, nói cạnh, nói khóe và nói xấu về những người khác.
12. Chúng ta không thể cầm một cây đuốc để soi đường cho những người khác mà lại không soi sáng cho con đường của mình.
13. Chúng ta ghét sự tử tế mà chúng ta hiểu.

14. Khi ta đối xử tử tế với những ai đang đau khổ thì chúng ta hy vọng rằng họ sẽ nhớ và tỏ ra tử tế với những người khác. Và như thế sự tử tế trở nên lan tỏa nhanh chóng như lửa rừng.
15. Khi có một con người thì có cơ hội để tỏ lòng tử tế.
16. Những lời nói khôn ngoan thường được đổ trên những miếng đất trơ trụi nhưng một lời nói tử tế không bao giờ bị vứt đi.
17. Bạn có thể thành tựu mọi sự bằng sự tử tế hơn là bằng sự ép buộc.
18. Bạn cần làm một hành vi tử tế càng sớm càng tốt vì ban không bao giờ biết rằng nếu bạn chậm trễ không làm thì có thể là quá trễ.
19. Một nụ cười nhân ái là ngôn ngữ của lòng tử tế.
20. Đế có đôi mắt đẹp, hãy chỉ nhìn những gì tốt đẹp nơi những người khác. Để có đôi môi đẹp thì hãy chỉ nói những lời tử tế và hiền dịu. 

Đế có sự tự tin thì hãy buớc đi với sự hiểu biết rằng bạn không bao giờ cô đơn.

Kim Hà

Thứ Hai, 19 tháng 5, 2014

Em dâu của tôi

Tính đến thời điểm này tôi đã là chị chồng của bảy nàng dâu, ý là còn hai đứa em trai chưa buồn cưới vợ, mặc dù có đứa năm nay "mới có ngũ thập" chứ nếu không thì tỷ số đã được nâng cao hơn nữa rồi. Chắc là do hồng phúc của bố má tôi nên các nàng dâu trên thuận dưới hòa, dù đôi lúc cũng có những gợn sóng lăn tăn, nhà nào mà chả thế ! nhưng sau đó thì đâu lại vào đấy, hiểu thì lại càng thương hơn.
6 em dâu và má tôi (thiếu Thủy - vợ Phước)
Hàng đứng : Phượng thứ nhất, Thúy thứ ba từ trái sang

Phượng là dâu trưởng, được gọi là chị Ba, cực kỳ vui vẻ, hát vọng cổ bá cháy, càng già hát càng hay, cứ mỗi lần sinh nhật các em hay đầy tháng, thôi nôi các cháu là chồng hát, vợ làm diễn viên múa minh họa. Còn đám cưới thì Phượng sẽ kiêm luôn người dẫn chương trình và dắt đi chào bàn. Ông bà ta thường nói được vợ mất chồng nhưng hình như cặp này được cả đôi.
Em về làm dâu nhà tôi được vài năm rồi mà vẫn thấy chị chồng một mình một bóng, em hỏi tôi :
- Tuổi này mà chưa có bồ chị có buồn không ?
- Chẳng có gì buồn, bạn chị cũng đâu có đứa nào có bồ đâu, vẫn vui như thường.
Em âm thầm làm mai cho tôi, có lần dẫn về nhà một anh chàng cao ráo, nhìn cũng được mắt. Nghĩ rằng bạn em bằng tuổi em nên tôi nói chuyện cứ xưng mình là chị tỉnh queo. Đến khi người ta ra về em mới nói :
- Trời ơi ! em sợ chị luôn, em tính làm mai cho chị nhưng không nói trước sợ chị mất tự nhiên. Ai dè chị gọi người ta là em trong khi ảnh lớn hơn chị mấy tuổi lận đó.
- Ai bảo em không nói trước làm chi, ai mà biết đâu !
Đến khi có người thương tôi thật, muốn tiến xa hơn mà tôi thì cứ dùng dằng. Sau nhiều lần phân tích mà tôi vẫn không nghe, bực quá em nói thật lòng luôn :
- Chị ơi, em nói thiệt chị đừng buồn nha. Chị không đẹp, cũng không giỏi mà sao chị chảnh quá, ba mươi mấy tuổi không chịu lấy chồng thì còn đợi đến chừng nào nữa chị ? Em thấy anh ấy cũng được mà !
Hoặc căng thẳng hơn :
- Chị phải lấy chồng thôi, nữa chị già em không nuôi chị đâu.
- Chị có chín em trai, nghĩa là chị sẽ có chín em dâu. Mà đâu phải em dâu nào cũng thương chị như em. Không lấy chồng sao được chị ! v.v...và v.v...
Mưa dầm thấm lâu. Chắc chưa có em dâu nào dám nói thẳng tuột như em và chưa có chị chồng nào hiền ngồi lắng nghe như tôi, nghe những lời phân tích lẫn hăm dọa nên cuối cùng gật đầu. Người ấy hiện giờ là bố của con trai tôi. Thỉnh thoảng em vẫn còn chọc tôi :
- Sao rồi chị ? lấy chồng sướng hay là ở vậy sướng ?
Tôi cũng đùa lại :
- Chắc việc làm tốt nhất và lớn nhất trong cuộc đời em là bảo chị lấy chồng phải không ?

Thúy (vợ Be) thì khác hẳn với Phượng, ít nói, hiền lành, dễ thương, ngoan ngoãn. Chồng nói gì cũng được, muốn gì cũng bằng lòng, chẳng bao giờ thấy cãi, cái khoản này thì tôi thua em dâu tôi rồi . Nhớ lúc Thúy sanh bé Như Ý, ai ở bệnh viện ban ngày thì ở, tôi và Phượng chuyên trị ban đêm. Hai chị em phân công hẳn hoi : tôi là thợ phụ, ví dụ khi cháu đói thì tôi pha sữa, làm nguội. Phượng cho bú vì em mát tay, dễ ăn nên phụ trách công đoạn này, cháu bú xong tôi rửa sạch bình v.v...
Mấy bà nuôi con giường bên cạnh cứ tưởng tôi và Phượng là bà của cháu nên khi đợi em đi làm xong họ nói :
- Chị là bà nội hả ? Sao mà bà ngoại điệu quá vậy chị ?
Tôi cười trả lời :
- Không phải vậy đâu, tôi là chị chồng, còn Phượng là chị em bạn dâu. Tại chị hai với em gần út nên khoảng cách tuổi chênh lệch vậy đó.

19 tháng 5 là sinh nhật của Phượng và Thúy.
Chị hai chúc Phượng và Thúy lúc nào cũng dễ thương, vui vẻ, luôn là nàng tiên mang lại nụ cười và hạnh phúc cho em trai và cháu của chị nhé !




Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

Người bán sách trên bãi biển Nha Trang

Gởi đến các bạn một câu chuyện đẹp về tình người, tình yêu
PHẠM TÍN AN NINH
Tôi trở về thăm quê hương sau hơn mười lăm năm, kể từ ngày vượt biển ra đi. Tôi quyết định điều này qua bao nhiêu đêm ưu tư trằn trọc. Tôi chẳng còn ai thân quen bên ấy để về thăm. Mẹ tôi mất hồi tôi mới lên năm. Cha tôi chết cuối năm 1977 trong trại tù cải tạo Đá Bàn, khi tôi đang ở một trại tù khác tận núi rừng Việt Bắc và mãi năm năm sau tôi mới nhận được tin buồn. Đứa em gái mà tôi thương quí nhất, mang hình ảnh của người mẹ mà tôi chỉ còn mơ hồ trong ký ức, cũng đã kết liễu cuộc đời ở cái tuổi tưởng chừng lúc nào cũng có cả một bầu trời xanh bao la trước mặt. Còn bạn bè tôi, thằng chết, đứa ra đi, gởi thân khắp bốn phương trời.
Biết là lần trở về này, rồi cũng chẳng khác gì cái ngày cách đây mười sáu năm, từ một trại tù miền Bắc trở về, tôi bơ vơ lạc lõng trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi cũng không có ý định về đây để tìm lại những kỷ niệm ngày xưa. Những “hang động tuổi thơ” chắc cũng đã biến mất trước bao nhiêu giông tố năm nào bất ngờ ụp xuống. Bây giờ chỉ còn sót lại chút ít trong lòng những người tha phương lưu lạc. Bản thân tôi có quá nhiều đớn đau và mất mát ngay trên chính cái thành phố một thời xinh đẹp này. Tôi sợ phải nhìn lại cái quá khứ hãi hùng và tang thương đó. Tôi về chỉ để làm một điều, mà nếu không làm được, lòng tôi sẽ ray rứt khôn nguôi. Có lẽ đến khi chết tôi vẫn không làm sao nhắm mắt.
Tôi về để tìm lại phần mộ của cha và em tôi, cải táng đem về an táng bên cạnh phần mộ của mẹ tôi trong nghĩa trang gia tộc ở quê tôi ngoài Vạn Giã. Điều ước mơ của cha tôi, mỗi lần ông kể cho tôi nghe về mẹ tôi và chuyện tình khá lãng mạn nhưng cũng nhiều cay đắng của ông bà. Cha tôi được chôn cất sơ sài trên núi Đá Bàn, bên ngoài một trại tù cải tạo lúc xưa. Còn em gái tôi, được gia đình một cô bạn thân chôn cất tại một nghĩa trang ngoài Đồng Đế. Khó khăn và may mắn lắm tôi mới tìm được tin tức về mộ phần của cha và em tôi sau hơn hai mươi năm. Nhờ một người bạn cùng tù với cha tôi, chính tay ông đã đào huyệt cho cha tôi; và gia đình cô bạn thân của em gái tôi, vượt biên từ năm 1978, hiện định cư tận bên Hòa Lan, cung cấp chi tiết và vẻ cả bản đồ hướng dẫn cho tôi.
Ngồi trên máy bay, tôi lo lắng đủ điều. Mộ em tôi nằm trong một nghĩa trang, dù chưa được xây, nhưng có tấm bia đúc bằng xi-măng nên có lẽ dễ tìm; nhưng phần mộ của cha tôi, nằm trong núi và cái trại cải tạo ngày xưa bây giờ đã biến thành một khu kinh tế mới. Gần ba mươi năm rồi, có biết bao sự đổi thay.
Cuối cùng thì tâm nguyện của tôi cũng hoàn thành được một nửa. Trái ngược với những lo lắng ban đầu, tôi dễ dàng tìm ra phần mộ của cha tôi. Mặc dù bối cảnh chung quanh thay đổi, nhưng bà con ở vùng kinh tế mới này đa số là dân thành phố bị cưỡng bách “tự nguyện” lên đây, một số ngày xưa là lính và công chức. Biết đây là mộ của những người tù cải tạo, nên họ thương rào lại và giữ gìn. Những dịp cuối năm họ đều thắp hương, tảo mộ và kẻ lại tên trên những tấm bia bằng gỗ, dù đã rong rêu qua bao nhiêu mùa mưa nắng. Riêng phần mộ của em tôi, mò mẫm suốt cả hai tuần tôi vẫn tìm không ra. Cả khu nghĩa trang bây giờ thay đổi. Người chết nhiều quá. Nhiều ngôi mộ mới xây, nhưng cũng có một số đã được cải táng, dời đi nơi khác. Nhà cửa cất san sát bên nghĩa địa. Người sống bây giờ ở chung với người chết. Tôi bắt chước người xưa khấn vái, xin hồn thiêng em tôi về chỉ cho tôi ngôi mộ của em nằm. Nhưng lời vái của tôi vẫn không thiêng.
Tôi thuê người cải táng phần mộ của cha tôi. Đi từng nhà trong khu kinh tế mới cám ơn lòng tốt của mọi người. Đưa hài cốt của cha tôi về an táng bên cạnh mẹ tôi, trong nghĩa trang gia tộc, thuê thợ xây lại tất cả những ngôi mộ đã bao nhiêu năm không có ai chăm sóc.
Còn một ngày nữa là hết hạn visa. Tôi muốn đi một vòng, tìm lại chút gì của Nha-Trang xưa. Mùa hè Nha-Trang bây giờ dường như nóng bức hơn ngày xưa. Tôi thuê một chiếc xích lô chạy dọc theo con đường Duy-Tân cũ. Vừa để cho mát, vừa muốn tìm lại những lùm cây dương ngày trước, thuở chúng tôi và bạn bè hẹn hò sau những lúc tan trường. Một số lùm dương vẫn còn đó, nhưng trơ trọi, điêu tàn. Tôi bảo anh phu xe cho tôi xuống trường Võ-Tánh. Anh phu xe còn trẻ, thắng xe lại, ngạc nhiên. Tôi hiểu, nên tôi bảo tôi sẽ chỉ đường, anh cứ theo tôi. Ngôi trường cũ, nơi tôi có biết bao kỷ niệm của ba năm theo học, bây giờ không những cái tên trường, mà tất cả đều trở thành xa lạ. Những hàng cây phía trước không còn. Ngôi trường đứng chơ vơ, chẳng còn sót lại chút gì thơ mộng, gây trong tôi một cảm xúc bẽ bàng hơn là thương tiếc. Bất giác tôi nhớ đến em tôi. Đứa em gái xinh đẹp dễ thương, đã cho tôi cái ấm áp của cả một gia đình, trong những ngày chúng tôi lớn lên không có mẹ. Em học bên trường Nữ Trung Học, nhưng thường đến đây chờ tôi để hai anh em cùng ra biển. Em tôi thích tắm biển, nhưng ngại đến đó một mình nên thường rủ tôi đi theo hộ tống. Tôi tha hồ làm tình làm tội mấy anh chàng muốn đến làm quen, tán tỉnh em tôi. Tôi đi bộ dọc theo bãi biển, tìm đến khu có nhiều cây dừa trước trường Bá-Ninh lúc trước, nơi ngày xưa em tôi thường ngồi ở đó.
Tôi đưa mắt nhìn một vòng từ xa. Nơi bậc xi măng tiếp giáp bãi cát, một người tàn tật đang khó nhọc dùng cánh tay duy nhất còn lại giữ thăng bằng trườn xuống. Trông anh ta giống như một con cóc. Len lỏi trong đám người đi tắm, anh hướng về phía tôi ngồi. Lưng anh mang túi vải chứa đầy sách, và kéo lê trên cát một cái túi vải nữa, cũng toàn là sách. Anh lê lết từng quãng, từng quãng ngắn. Bất ngờ anh ta ngước lên. Thấy tôi gật đầu chào, anh ta nhìn tôi cười rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng. Khuôn mặt tuấn tú, râu quai hàm, vầng trán cao với mấy sợi tóc vắt ngang rất nghệ sĩ. Anh dùng bàn tay duy nhất lôi một cuốn sách trong túi vải đang nằm trên mặt cát và từ từ mở ra. Tôi liếc qua. Cuốn sách có cái tựa viết bằng tiếng Anh, nói về chuyện chuyến tàu Titanic. Tôi nhớ đến cuốn phim cùng tên, mới quảng cáo rầm rộ trên truyền hình Nauy mà tôi chưa kịp đi xem. Bỗng tôi tròn mắt ngạc nhiên khi nghe anh mở lời chào và giới thiệu cuốn sách bằng tiếng Anh mà anh phát âm rất lưu loát, không thua kém gì những người Việt đã sinh sống lâu năm ở nước ngoài. Anh lầm tưởng tôi là người Nhật hay Đại Hàn gì đó. Tôi thán phục anh vô cùng và bảo với anh tôi là người Việt, định cư ở Nauy, nên trình độ tiếng Anh của tôi chỉ vừa đủ nói dăm ba câu xã giao, chứ làm gì có thể thưởng thức được văn chương. Tôi cám ơn anh và móc ví ra định biếu anh một chút tiền, nhưng anh vội đưa tay ngăn lại
- Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành tiền cho những người còn nghèo khổ hơn tôi.
Anh nhỏ nhẹ bằng một giọng thân thiện và lễ độ.
Câu nói và thái độ của anh làm tôi rất đỗi ngạc nhiên. Vì từ khi trình giấy thông hành vào nước, trước những người mang lon, đội mão đại diện cho cả môt quốc gia mà cũng không có được phong thái thanh tao như anh; và chẳng lẽ ở trong cái thành phố ”mũi nhọn du lịch” này lại còn nhiều người khốn khổ hơn anh ?
Tôi đành mua một cuốn sách để anh vui lòng nhận tiền, nhưng rồi thấy anh cứ loay hoay moi hết túi nọ đến túi kia, để tìm đủ tiền thối lại cho tôi.
Tôi muốn hỏi thăm anh vài câu, nhưng anh đã nhoẻn miệng cười và gật đầu chào tôi rồi vội vàng lết sang mấy người khách nước ngoài đang nằm phơi nắng trên hàng ghế phía trước.
Từ hôm ấy, hình ảnh người tàn tật bán sách trên bãi biển Nha-Trang cứ lẩn quẩn trong đầu và theo tôi về tới Nauy; để rồi nếu có ai đó lỡ lời nói điều gì không mấy tốt về những người nghèo khổ ở Việt nam, tôi có cảm tưởng như đang xúc phạm đến anh, người bán sách khả kính mà tôi bất ngờ được gặp.
Năm sau, tôi lấy một tháng hè về lại Việt Nam. Lần này tôi mua vé và nhờ cha cô bạn của em tôi, từ Hòa Lan, cùng về với tôi. Ông là người đã giúp chôn cất em tôi ngày trước. Tôi không ngờ là mình phải về lại Việt nam lần thứ hai. Một điều mà trước đây tôi không hề nghĩ tới.. Nhưng tôi phải làm tròn bổn phận của người anh với cô em gái, mà nếu trước kia tôi lo lắng cho nó chu đáo hơn, biết đâu bây giờ nó còn sống để cho tôi khỏi cảnh côi cút một mình.
Sau một chuyến bay dài, tôi mệt đừ người. Tôi trở về từ vùng Bắc Âu lạnh lẽo, bây giờ lại gặp cái nắng oi nồng của vùng nhiệt đới. Sau khi thuê khách sạn xong, tôi chạy ngay ra biển tắm. Nằm dài trên bãi cát, tôi bỗng nhớ tới người bán sách năm xưa. Tôi thả bộ theo bờ biển về hướng mấy cái lều có bóng dáng nhiều người ngoại quốc đang từ khách sạn kéo ra, bỗng mắt tôi sáng lên khi nhìn thấy người tàn tật đang lê lết theo sau. Cũng hai cái túi vải đựng sách. Đúng là anh tàn tật bán sách năm trước chứ còn ai. Tôi mừng thầm như sắp sửa được gặp lại con người mà bấy lâu nay tôi thường nghĩ tới với lòng mến mộ. Tôi suy nghĩ làm cách nào để anh ta vui lòng nhận sự giúp đỡ của mình. Nhưng người tàn tật lúc nào cũng bám sát vào những người nước ngoài. Tôi để ý thấy người ta cũng không mua sách và chỉ cho anh tiền. Tôi ngạc nhiên khi thấy anh ta cười, hớn hở nhận tiền rất điệu nghệ, không nghe anh nói cái câu thật tử tế mà một năm trước anh đã lễ phép nói với tôi “Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành cho những người còn nghèo khổ hơn tôi”. Một cái gì đó thật đẹp vừa bị sụp đổ trong lòng. Tôi cảm thấy người nóng hừng hực. Không biết là sức nóng giữa ban trưa hay vì máu nóng bốc lên đầu. Tôi cắm đầu chạy lao vào những đợt sóng cuồng nộ đang từ ngoài khơi đổ vào bờ.
Nước biển trong xanh, sóng biển như những cánh tay ôm tôi vào lòng vuốt ve, dỗ dành. Mặt nước mênh mông, trải rộng đến những dãy núi mờ xanh tận cuối chân trời. Tôi nghe văng vẳng trong không gian như có ai đang dạo đàn bản Nha Trang Ngày Về. Thiên nhiên phần nào giúp tâm hồn con người rộng mở và dễ cảm thông hơn.
Sau một hồi quần với sóng biển, tôi cũng tạm quên người tàn tật bán sách đã làm tôi hụt hẫng. Nhưng khi vừa bước lên bờ cát thì tôi lại trông thấy anh ta đang o bế mấy người nước ngoài và đưa tay xin cả thức ăn thừa. Tôi nghi ngờ, có thể là người tàn tật này không phải là người tàn tật năm xưa. Tôi đến gần hỏi thăm. Nhưng chưa hỏi hết câu hắn đã “Đ.m. cái khứa đói rã họng ra mà còn làm cao ấy hả. Chết mẹ nó rồi..”
Chỉ nghe cái giọng lỗ mãng của hắn, tôi đủ biết chắc hắn ta không phải là anh – người tàn tật bán sách mà năm trước tôi đã gặp - Tôi theo người bán sách này với ý định hỏi thăm thêm về anh cho ra lẽ, nhưng thấy hắn ta chẳng mấy tha thiết. Hắn di chuyển chậm, nhưng mắt hắn lại quan sát thật nhanh về những đám người đang xuống bãi ở quãng xa. Và khi đi ngang qua chỗ ngồi của người đàn bà bán cua luộc, hắn hất hàm bảo: ” Đó, vợ khứa đó!”
Tôi liền chụp ngay cơ hội, hy vọng tìm ra manh mối. Nhưng khi tôi lân la lại gần, thấy chị bán cua luộc này có vẻ nghiêm trang khác với những người bán hàng rong bình thường, tôi không biết phải bắt đầu làm sao. Tôi mua hết con cua này tới con cua khác mà chẳng ăn con nào. Và cứ mỗi lần chị định quảy gánh đi chỗ khác, tôi gọi giật lại mua thêm một con nữa để giữ chân chị. Vừa lúc chị nhận ra người khách mua cua này cũng có gì khác thường, tôi buột miệng : “Chị là vợ của người tàn tật bán sách trên bãi biển này mấy năm trước ?”. Chị ngớ người ra, im lặng nhìn tôi. Có lẽ thấy tôi là một người xa lạ sao lại tò mò vào một chuyện riêng tư. Tôi kể cho chị nghe cái cảm tình đặc biệt mà tôi đã dành cho anh ấy. Tôi muốn tìm cách giúp anh một phần nào nỗi thống khổ tật nguyền. Tôi tha thiết muốn biết về anh. Dường như những lời chân thật của tôi làm cho chị xúc động. Chị nhìn tôi, đôi mắt thật buồn:
- Em không phải là vợ của anh ấy. Tụi em cùng cảnh khổ nên đùm bọc lấy nhau mà sống. Một số người đùa, gán ghép tụi em rồi quen gọi thế thôi, anh ạ. Anh ấy đã chết cách nay hơn tám tháng. Em đã lo chôn cất anh ấy.
Lòng tôi thắt lại, một phần vì cảm thương anh trong cảnh khốn cùng, một phần ân hận là giá năm trước mình tìm cách giúp đỡ anh, biết đâu đã cứu được anh. Tôi có ý muốn nhờ chị đưa tôi ra mộ để thắp cho anh nén hương. Chị ngại ngùng nhưng cuối cùng gật đầu hẹn bốn giờ chiều chờ tôi trước khách sạn tôi ở.
Tôi thuê chiếc taxi, và xin phép cùng ngồi với chị ở băng ghế sau để dễ dàng trò chuyện. Trên đường ra nghĩa trang, chị say sưa tâm tình cùng tôi, như từ lâu lắm chị không có dịp nói ra những điều bao năm dấu kín trong lòng. Chị tên Trang. Cha chị trước kia là một trung sĩ Địa phương quân, bị thương năm 1968, trong trận tết Mậu Thân, nên được giải ngũ. Mẹ chị mất từ khi chị còn bé lắm. Cha chị không chịu tục huyền mà ở vậy nuôi đứa con độc nhất của mình. Nhờ số tiền trợ cấp ban đầu, ông mua được một căn nhà tôn trong khu dành cho thương phế binh, nằm phía sau ga xe lửa. Ông xin được cái chân bán vé cho hãng xe đò Phi Long ở bến xe Xóm Mới. Lương ba cọc ba đồng cộng với tiền hưu bỗng hàng tháng, ông dành dụm cố lo lắng cho cô con gái học hành. Năm 1974, xong lớp 12, chị thi đậu vào trường sư phạm. Sau ngày Nha-Trang “giải phóng”, chị bị loại ra bởi lý lịch “ngụy quân” của cha. Lúc này, gia đình trở nên bi đát. Cha chị, tất nhiên, không còn được lãnh tiền hưu bỗng ngày trước, chị không tìm ra bất cứ việc gì làm. Cuối cùng cha chị đành phải bán một nửa căn nhà vốn đã chật chội để mua một chiếc xích lô làm phương tiện sinh nhai. Còn chị thì đi bán hàng rong từ dạo ấy.
- Đến bây giờ ông cụ vẫn còn đạp xích lô? Tôi tò mò hỏi.
- Ông mất lâu rồi anh ạ. Tội nghiệp, ông thương anh Bá lắm, xem anh ấy như con.
Tôi ngạc nhiên:
- Anh Bá nào?
- Người tàn tật bán sách đó.
Đến bây giờ tôi mới biết tên của anh.
Chị cho biết anh Bá ngày xưa là trung úy phi công. Máy bay của anh bị bắn rơi vào những ngày Sài gòn nguy khốn, khi yểm trợ cho mặt trận Long Khánh của Sư Đoàn Tướng Đảo.
Anh được anh em bộ binh tiếp cứu, nhưng anh bị thương rất nặng, phải đưa về Tổng y viện Cộng Hòa. Sau cuộc giải phẫu khá dài, anh tỉnh lại. Nhưng khi biết được mình bị mất hai chân và một cánh tay, anh ngất xỉu và hôn mê suốt cả một tuần. Ngay sau khi Sài gòn vừa “giải phóng”, anh bị đuổi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa khi vết thương chưa lành. Gần hai tháng sau cha em gặp anh ấy trên bến xe Xóm Mới. Biết được phần nào hoàn cảnh thương tâm, cha em lấy xích lô chở anh về nhà chăm sóc vết thương và anh sống với cha con em từ dạo ấy.
- Anh ấy không có thân nhân. Tôi hỏi
- Anh có một cô em gái ở đây, nhưng mà chết lâu rồi. Ban đầu không nghe anh nói điều này. Mãi sau này thấy trên đầu giường của anh có thờ tấm ảnh của một cô con gái và có nhiều đêm rất khuya anh ngồi bất động trước tấm ảnh, cha em hỏi mấy lần, anh mới bảo đó là cô em gái duy nhất của anh.
- Anh không còn bạn bè?
- Nghe nói anh đang học một khóa phi hành ở đâu bên Mỹ, rồi nhờ có trình độ Anh ngữ khá, anh được lưu lại Mỹ làm sĩ quan liên lạc không quân. Nghe tin miền Nam nguy khốn, anh tình nguyện xin về chiến đấu. Vừa về nước, anh ra chiến trường ngay và bị nạn khi đang bay phi vụ thứ hai. Có lẽ vì vậy mà không nghe anh nhắc tới bạn bè.
Xe dừng lại, tôi bước xuống trả tiền và bảo anh tài xế chờ tôi hoặc có thể quay lại sau 30 phút. Tôi bước vào nghĩa trang khi lòng còn vương vấn một câu chuyện buồn. Tiếng chuông nhà thờ từ đâu vọng lại càng làm cho lòng tôi chùng xuống. Đi quanh co một lúc, chị Trang bảo tôi dừng lại và chỉ cho tôi ngôi mộ của anh Bá, nằm bên cạnh ngôi mộ của cô em gái. Cả hai ngôi mộ được xây bằng đá đơn giản, trên tấm bia có cả tấm ảnh.
Tôi ngạc nhiên khi thấy trên mộ bia anh Bá có hình một thập tự giá, vì đây là nghĩa trang Phật giáo. Tôi đến trước mộ anh, thắp ba nén hương thâm khấn vái cho anh được sống an bình trong một thế giới chẳng còn thù hận, và nói lên lòng cảm mến của một người đồng đội cũ. Tôi nhìn kỹ tấm ảnh của anh trên mộ bia, tấm ảnh chụp lúc anh còn là sinh viên sĩ quan không quân, phong độ, hào hùng. Trông khuôn mặt quen quen. Có lẽ do bộ quân phục làm tôi nhớ tới khuôn mặt của những bạn bè ngày trước.
Tôi bước sang mộ cô em gái, thắp ba nén hương cho một người không hề quen biết. Tôi tò mò bước lên xem tấm ảnh trên mộ bia. Bỗng đầu óc tôi choáng váng, mắt tôi mờ đi như chẳng còn trông thấy những gì trước mặt. Trời ơi, có điều gì lầm lẫn hay không? Người trong tấm ảnh chính là An Bình, cô em gái yêu dấu của tôi.
Tôi cố gắng lấy lại bình tĩnh, mở đôi mắt thật to để nhìn kỹ lại tấm ảnh. Không thể lầm lẫn được. Chính tấm ảnh của em tôi mà tôi vẫn treo trên bàn thờ cùng với ảnh của cha và mẹ của tôi. Tôi vẫn thường đứng hằng giờ trước những tấm ảnh này mỗi khi thấy mình quá đỗi cô đơn trên xứ lạ quê người. Làm sao tôi có thể nhầm lẫn được. Bỗng dưng tôi khóc sụt sùi.
Trang nhìn tôi ngạc nhiên:
- Anh có quen biết em gái anh Bá?
Tôi im lặng không trả lời, bảo chị cùng đi với tôi. Chiếc taxi vẫn còn đợi tôi tự nãy giờ. Tôi móc bóp tìm địa chỉ của cha cô bạn thân của em tôi, đã từ Hòa Lan về đây trước tôi hai ngày, và chúng tôi hẹn gặp nhau ngày mai. Bác trọ ở nhà một người em trong khu cầu Xóm Bóng. Tôi đưa địa chỉ cho anh tài xế. Chỉ hơn năm phút sau là anh ta đã tìm được. May mắn là bác có ở nhà. Tôi xin lỗi bác là đã đến tìm bác sớm hơn ngày hẹn. Báo cho bác là tôi đã bất ngờ tìm được mộ của em tôi. Xin bác cùng đi với tôi ra nghĩa trang để xác nhận lại vị trí ngôi mộ của em tôi mà ngày trước bác đã có lòng chôn cất hộ.
Trở lại nghĩa trang, tôi đề nghị bác dẫn đường, như muốn để xác minh chắc chắn là bác biết rõ ngôi mộ ấy. Bác mò mẫm gần 30 phút mới tìm được ngôi mộ của em tôi. Bác ngạc nhiên là ngày ấy bác chỉ kịp dựng một tấm bia, chứ không có xây mộ đá như bây giờ, và trên bia cũng chỉ có tên chứ không có hình ảnh của em tôi.
Tự nãy giờ Trang vẫn còn ngạc nhiên, không biết rõ việc gì. Tại sao cô gái này là em gái duy nhất của anh Bá mà cùng là em gái của tôi ? Tôi xin lỗi vì xúc động quá, tôi sẽ kể cho Trang nghe trên đuòng về nhà.
Tôi đưa cha cô bạn của em tôi về lại nhà trọ, cám ơn bác và hẹn gặp lại bác vài hôm sau. Trên đường về, tôi kể lại cho Trang nghe về hoàn cảnh của gia đình tôi. Tôi đi lính xa nhà, mỗi năm chỉ về phép một đôi lần.
An Bình, đứa em gái duy nhất của tôi ở Nha-Trang với cha tôi. Ông là một thầy giáo, ngày xưa dạy ở trường Pháp-Việt lúc tôi mới lên ba. Sau ngày về hưu ông được bà con mời làm chủ tịch hội đồng xã. Ông bị bắt vào trại cải tạo Đá Bàn sau ngày Nha-Trang ”giải phóng”, rồi vì tuổi già sức yếu, không chịu nổi sự tra tấn, ông đã chết gần một năm sau đó. Em gái tôi nối nghiệp cha, sau khi tốt nghiệp ở trường sư phạm Qui Nhơn, vì hoàn cảnh gia đình, được về dạy ở Nha trang. Có lần tôi về phép, em kể cho tôi nghe về mối tình của em với một chàng sinh viên sĩ quan không quân. Em có đưa cả tấm ảnh cho tôi xem và hẹn sẽ giới thiệu với tôi khi chàng ta ở Mỹ trở về. Em lo lắng vì anh là người Bắc di cư, công giáo, không hiểu có khó khăn gì cho cuộc hôn nhân. Tôi bảo nó yên tâm, ba tôi theo tây học, nên ông quan niệm về tôn giáo rộng rãi lắm.
Sau khi cha tôi vào trại cải tạo, căn nhà của chúng tôi bị chính quyền mới tịch thu để làm hợp tác xã mua bán. Em tôi không được tiếp tục dạy học nữa nên ra Xóm Bóng ở chung với cô bạn học nối khố tự ngày xưa, chắt chiu số tiền còn dành dụm được để thăm nuôi cha tôi. Ngay sau ngày Sài-gòn mất, em có vào tìm thăm tôi và người yêu của cô. Hơn hai tuần đi thăm hỏi khắp nơi, em tôi về nằm khóc cả mấy ngày liền, nói với tôi là người yêu của nó đã chết mất xác ở chiến trường Long-Khánh. Tôi an ủi em tôi, bảo nó về Nha-Trang cố gắng thay tôi lo lắng cho cha, chờ ngày cha và tôi trở về sum họp. Tôi vào tù hơn sáu tháng, hai lần được phép gởi thư về nhà, vẫn không thấy em gái hồi âm. Cho mãi trước khi được chuyển ra Bắc, tôi mới nhận được thư của cô bạn thân của nó, báo tin là nó không kiếm được việc gì làm, túng quẫn, buồn chán, nên đã uống nguyên một ống thuốc ngủ. Gia đình cô chở vào bệnh viện, nhưng không cứu được, vì không tìm ra thuốc giải.
Chị Trang suy nghĩ miên man và như chợt nhớ ra được điều gì. Chị bảo khi còn sống, anh Bá không đi làm vào ngày chủ nhật. Anh đi lễ nhà thờ rồi ra mộ suốt cả ngày. Chính anh đã dành dùm tiền bạc thuê người xây lại ngôi mộ và mua phần đất dành cho mình. Khi chôn cất anh xong, chị tìm thấy một tập nhật ký giấu kỹ dưới đầu giường. Chị vẫn còn để trên bàn thờ, chờ ngày giáp năm thì đốt luôn. Chị bảo tôi cùng về nhà với chị, để chị trao lại cuốn nhật ký, kỷ vật duy nhất của một người cùng sống chung trong cảnh khốn cùng với cha con chị trong gần ba mươi năm, và bây giờ mới biết đó là người yêu của cô em gái thương quí của tôi.
Chị bảo taxi dừng lại trước một ngõ tắt phía sau ga xe lửa. Tôi trả tiền, theo chị băng qua hai con đường sắt, đi quanh co theo mấy con hẻm thì đến nhà. Tôi xin phép thắp hương trước bàn thờ của ba chị và Bá, trên một cái kệ nhỏ bằng gổ treo trên vách. Tôi khẩn khoản xin chị nhận một số tiền để chăm sóc ngôi mộ của ông cụ, em gái tôi và Bá, một ít làm vốn buôn bán để đỡ vất vả hơn xưa. Tôi xin nhận Trang là cô em kết nghĩa và từ nay Trang là ngưỡi thân quen duy nhất của tôi còn lại ở Nha-Trang. Chia tay, tôi đi bộ về khách sạn, cầm theo cuốn nhật ký trên tay, mà cứ tưởng như mình vừa nhận một món quà quí giá của người thân gởi về từ một cõi nào đó thật xa xăm.
Ngày 2/5
Vết thương còn đau đớn và máu còn thấm đỏ qua mấy lớp băng, vậy mà mình bị người ta đuổi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Hòa, trong hoàn cảnh tứ cố vô thân. May mắn nhờ một ân nhân nghèo nhưng lại giàu lòng bác ái, đùm bọc, nuôi nấng và chăm sóc vết thương.
Nhiều lần, trong vực sâu tuyệt vọng, mình không muốn sống thêm một ngày nào nữa, nhưng lòng mình lúc nào cũng hướng về Chúa Kitô, và xin phó thác tất cả ở nơi Ngài.
...
Ngày 20.6
Cuối cùng, thì mình quyết định trở về Nha-trang, bởi lẽ mình không còn có một chỗ nào khác để trở về. Mình về đây để tìm lại những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của đời mình, của những ngày mình còn có An-Bình. Từ ngày gặp An-Bình, mình nghĩ là mình đã thuộc về Nha-Trang, miền thùy dương rạt rào thơ mộng này. Đau đớn thay, hôm nay mình chẳng phải là mình ngày trước, mà chỉ là một kẻ tật nguyền thê thảm. Mình sẽ không bao giờ gặp lại An-Bình, mà chỉ mong về đây để được sống với hình ảnh của nàng
Ngày 08/7
Ngày hôm nay có lẽ là ngày đau đớn nhất trong đời mình. Đau đớn hơn cả cái ngày mình tỉnh dậy trong quân y viện và biết mình trở thành một người tàn phế. Mình lê lết khắp nơi hỏi thăm tin tức An-Bình, được biết là em đã quyên sinh. An-Bình ơi, xin em hãy tha thứ cho anh. Trong vận cùng của một đất nước mà anh chỉ là một thằng lính hèn mọn nhỏ nhoi, làm sao có thể giữ được bầu trời Nha-Trang này cho em, và cho những kỷ niệm của chúng mình..
Một hồi chuông nhà thờ làm tôi giật mình. Ngẩng đầu lên mới biết mình đang đứng trước nhà thờ đá. Tôi thẩn thờ bước lên những bậc “tam cấp”, đến trước tượng Đức Mẹ. Tôi là người ngoại đạo, không biết phải cầu nguyện như thế nào. Tôi chấp hai tay trước ngực, kính cẩn xin Thiên Chúa Từ Bi và Đức Mẹ Maria cứu vớt linh hồn của hai người hoạn nạn và xin cho họ được cùng phục sinh với Chúa để tình yêu của họ mãi mãi vĩnh hằng trong một thế giới bình an, không còn có hận thù.
Tôi không còn ý định dời ngôi mộ em tôi về bên cạnh cha mẹ tôi. Tôi về quê, quỳ trước mộ cha mẹ tôi để xin phép được xây lại hai ngôi mộ của em tôi và Bá chung trong một vòng thành. Không ai có quyền chia rẽ họ thêm một lần nữa, dù bây giờ chỉ còn là một thế giới vô hình.
Cũng như lần trước, ngày cuối cùng, tôi thuê xích lô đi một vòng dọc theo con đường Duy Tân cũ. Con đường đẹp nhất của Nha-Trang. Những cơ sở công quyền, những dinh thự của cán bộ bây giờ đựơc dựng lên nguy nga đồ sộ. Nhìn lá cờ màu đỏ trên mấy nóc nhà, bỗng dưng tôi lạnh toát cả người. Chẳng lẽ những thay đổi “to lớn” ấy mà phải xây trên máu xương, trên những đớn đau, chia lìa thảm khốc của bao nhiêu thế hệ đã từng một thời góp sức tạo nên cái thành phố hiền hòa thơ mộng này. Bỗng chốc, tôi không còn nhìn thấy thành phố Nha-Trang đâu nữa. Trước mắt tôi bây giờ chỉ còn là một bãi tha ma, dài ra, vô tận. Tôi nghe trong gió văng vẳng tiếng đàn dạo bài Nha-Trang, mà ngày xưa đài phát thanh Nha-Trang dùng làm nhạc hiệu mở đầu. Tôi nhớ tới cái chết thảm khốc của nhạc sĩ Minh-Kỳ, tác giả bản nhạc quen thuộc một thời này, ông cũng đã bị giết vào tháng 8/75, khi cùng bị nhốt chung với tôi trong trại tù cải tạo An Dưỡng, Biên Hòa.
Phạm Tín An Ninh
(Chị Mary Phạm chuyển)

Thứ Tư, 14 tháng 5, 2014

Hãy cảm tạ Chúa !

                                                               


Hãy nhìn lại mà cảm tạ Chúa. 
Hãy nhìn tới mà tín thác nơi Chúa.
Hãy nhìn vào nội tâm và tìm kiếm Chúa.
Khi Chúa đóng cửa thì không ai có thể mở được. 
Khi Chúa mở cửa thì không ai có thể đóng được.

Không có Chúa thì tuần lễ của chúng ta sẽ là:

Chúa nhật thành ngày phạm tội,
Thứ hai thành ngày than van,
Thứ ba thành ngày khóc lóc,
Thứ tư thành ngày phí phạm,
Thứ năm thành ngày khát khao,
Thứ sáu thành ngày chiến đấu,
Và thứ bảy thành ngày tan tác.


Kim Hà dịch (Chị Mary Phạm chuyển)

Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

Sổ học bạ của cậu Giêsu

Cậu Giêsu vừa xong kỳ lục cá nguyệt ở trường thánh Philipphê, và trở về làng Nagiaret với sổ học bạ không lấy gì hài lòng cho lắm. Mẹ Maria xem học bạ của Con xong, tỏ vẻ lo âu không biết phải nói thế nào với Bố Giuse. Trong học bạ có ghi kết quả các môn học như sau :
  1. Môn Toán : Cậu nhân có 5 cái bánh và 2 con cá mà thành đáp số hơn 5.000 (năm ngàn). Chưa hết, bài tính cộng, Cậu khẳng định rằng Cậu và Cha Cậu chỉ là một mà thôi.
  2. Môn Văn viết : Cậu chẳng hề có một quyển vở nào cả mà chỉ viết vài ba chữ trên cát mà thôi, khiến ai nấy âm thầm rút lui.
  3. Môn Giảng văn : Cậu nói không rành mạch cho người ta hiểu mà hay dùng ngụ ngôn.
  4. Môn Hóa học : Cậu chẳng làm thí nghiệm gì cả, nhưng có lần Cậu đã làm cho nước hóa ra rượu nho khiến người ta cự nự nhau trong đám cưới.
  5. Môn Thể dục : Cậu chẳng chịu học bơi lội mà lại ngang nhiên biểu diễn đi trên nước.
  6. Môn Vấn đáp : Cậu mới 12 tuổi mà đã đối đáp với các luật sĩ và kinh sư trong đền thờ khiến họ hết sức ngạc nhiên.
  7. Môn Kỷ luật : chẳng bao giờ thấy Cậu ngủ trên giường. Tựa đầu lên một hòn đá để ngủ mà Cậu cũng chẳng thèm làm.
  8. Môn Đức hạnh : Cậu chỉ toàn giao du với những kẻ xa lạ, với phường tội lỗi, đám thu thuế, bọn phong hủi, lũ què quặt, đui mù.
  9. Môn Vệ sinh : Cậu nhổ xuống đất hóa thành bùn rồi bôi lên mắt người ta tức thì họ được sáng mắt.
  10. Môn Sinh vật : Cậu dám cả quyết : người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra.
  11. Môn Thiên văn : chỉ có Cậu là người duy nhất đã thấy Satan như một tia chớp từ trời sa xuống.
  12. Môn Lịch sử : Cậu sẽ xây Hội thánh của Cậu, và quyền lực tử thần sẽ không thắng nổi vì Cậu đã thắng thế gian.
  13. Môn Tâm lý : Cậu nói đừng sợ những kẻ giết thân xác mà không giết được linh hồn. Đúng hơn, hãy sợ Đấng có thể tiêu diệt cả hồn lẫn xác trong hỏa ngục.
  14. Môn Kinh doanh : những người Cậu mướn từ sáng sớm Cậu trả cho họ một quan tiền, và những người Cậu mướn vào xế chiều Cậu cũng trả một quan tiền. Chưa hết, bà góa bỏ một xu vào nhà thờ, Cậu nói bà ta bỏ nhiều nhất.
Bố Giuse xem xong, ôn tồn nói :
- A ! Cậu trẻ Giêsu này có thể yên tâm đánh một dấu Thập tự vào kỳ nghỉ Phục sinh.  

Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Nhớ cơn mưa phùn


Hôm nay trời đổ mưa phùn
Từng hạt lấm tấm như hun mặt người
Cây đùa với gió lả lơi
Êm êm nghe tiếng ru hời Mẹ ru
Muôn hoa đua nở đầu mùa
Đỏ, vàng, xanh, trắng.... tha hồ nhả hương
Bay trong làn khói Thiên Đường
Rung lên nhịp điệu.... nhớ thương Mẹ hiền
Kẽo kẹt tiếng võng ngoài hiên
Quyện trong mưa phún liên miên những tình
Tình của Mẹ, tình hy sinh!...
Tình ơi!... cao quí vì mình hiến dâng
Chị Em, Cha Mẹ đã từng....
Rải trong trời đất... nhiễu gần giọt mưa!...

ThyThy


Thứ Bảy, 10 tháng 5, 2014

Thức uống phép lạ

Đây là một thức uống có thể ngăn cản các tế bào xấu thành hình trong cơ thể bạn hoặc sẽ giảm độ tăng trưởng của chúng! Ông Seto đã bị ung thư phổi. 
Ông đã được một người nổi tiếng về cây thuốc khuyên uống thức uống này. Uống chuyên cần uống trong 3 tháng và bây giờ sức khỏe của ông đã bình 
phục, và ông lại sẵn sàng làm một chuyến du lịch. Nhờ thức uống này đấy! Bạn có thử cũng chẳng hại gì.

Đây giống như một Thức Uống Phép Lạ! Thật đơn giản.



Bạn chỉ cần một củ cải đường, một củ cà rốt và một quả táo làm chung với nhau để thành NƯỚC CỐT!

Rửa sạch các thứ trên, để nguyên vỏ mà cắt ra từng miếng, đưa vào dụng cụ ép và uống nước cốt ngay. 
Có thể cho thêm chút nước chanh cho có hương vị hấp dẫn hơn.

Thức Uống Phép Lạ này sẽ có tác dụng đối với những chứng sau:
1. Ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển hoặc tăng trưởng.
2. Ngăn ngừa các chứng bệnh về gan, thận, tuyến tuỵ và có thể chữa ung nhọt nữa.
3. Tăng sức mạnh cho phổi, ngăn ngừa cơn đau tim và cao huyết áp.
4. Tăng cường hệ miễn dịch.
5. Tốt cho mắt, loại trừ chứng mắt đỏ và mỏi mắt hoặc khô mắt.
6. Giúp loại trừ đau nhức do tập luyện thân thể, đau cơ.
7. Giải độc, trợ giúp chuyển động của ruột, loại trừ chứng táo bón. Do đó, sẽ làm cho da được khỏe hơn và có nước sáng bóng hơn. Đây là món Thiên Chúa gửi đến để giải quyết vấn đề mụn trứng cá.
8. Cải thiện hơi thở không tốt do khó tiêu, nhiễm trùng cổ họng.
9. Làm bớt đau nhức vào kỳ kinh nguyệt.
10. Giúp người bị dị ứng mũi và cổ họng khỏi bị dị ứng tấn công.


Tuyệt đối không có tác dụng phụ. Có sức bổ dương cao và hấp thụ dễ dàng! Rất hiệu quả nếu bạn cần giảm cân. Bạn sẽ thấy là hệ miễn dịch của bạn sẽ được cải thiện sau 2 tuần uống đều. Xin lưu ý là uống trực tiếp từ dụng cụ ép nước cốt để đạt hiệu quả tốt nhất.

KHI NÀO UỐNG?
- HÃY UỐNG VÀO BUỔI SÁNG, LÚC BAO TỬ CÒN TRỐNG
SAU MỘT GIỜ, BẠN CÓ THỂ ĂN ĐIỂM TÂM.

ĐỂ CÓ KẾT QUẢ NHANH, HÃY UỐNG MỘT NGÀY 2 LẦN, VÀO BUỔI SÁNG VÀ TRƯỚC 5g CHIỀU.
BẠN SẼ KHÔNG BAO GIỜ PHẢI HỐI TIẾC! KHÔNG TỐN TIỀN NHIÊU ĐÂU! XIN VUI LÒNG CHUYỂN CHO GIA ĐÌNH VÀ BẠN BÈ.
Ngọc Nga chuyển ngữ


   
Tin/Bài mới
 Lợi Ích Của Trái Bơ (5/1/2014)
 Cân Nhắc Trước Khi Ăn Kiêng (5/1/2014)
 Ăn Trứng Gà Không Đúng Cách Sẽ Gây Ảnh Hưởng Không Tốt Cho Sức Khỏe, Chị Em Cần Lưu Ý Nhé! (4/30/2014)
 Hãy Tránh Hiểm Hoạ Cho Lá Gan Của Bạn (4/30/2014)
 Mật Ong. (4/30/2014)
Tin/Bài cùng ngày
 .đậu Đỏ Trị Tiểu Đường. (4/17/2014)
 Mười Nguyên Tắc Thọ Thêm Nhiều Tuổi (4/17/2014)
 Gạo Lức-muối Mè. : Lợi Và Hại (4/17/2014)
 Cách Trị Allergy ( Hiệu Nghiệm Tuyệt Vời ). (4/17/2014)
Tin/Bài khác
 9 Thức Uống Giải Độc Cơ Thể. (4/16/2014)
 Làm Thế Nào Để Tránh Bệnh Lẫn Alzheimer's (4/11/2014)
 Công Dụng Chữa Bệnh Tuyệt Vời Của 13 Loại Rau Thơm Thường Ăn (4/6/2014)
 Phát Hiện Cơn Đột Quỵ, Nhớ Được 3 Bước: Cười, Nói, Giơ Tay Lên (4/2/2014)
 Không Nên Cầm Giùm Đồ Ở Sân Bay (4/1/2014)

Thứ Sáu, 9 tháng 5, 2014

Dược chất của Mãng cầu xiêm

Hãy giúp truyền thông tin này, vì nó có thể cứu sống hàng triệu bệnh nhân ung thư, giúp họ tiết kiệm tiền bạc và thời gian điều trị bệnh. "Nước ép mãng cầu xiêm (Graviola) có khả năng tiêu diệt các tế bào ung thư cao hơn 1000 lần so với liệu pháp hóa trị."

Kết quả nghiên cứu về loại quả này được đăng trên tờ Journal of Natural Products do một trường Ðại học ở Hàn Quốc thực hiện. Nhưng tại ...sao đến bây giờ chúng ta mới biết điều này? Các tập đoàn lớn bỏ ra mấy chục năm nghiên cứu là vì họ muốn tổng hợp nó thành thuốc để thu lợi nhuận...

Những nghiên cứu về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy đây là công cụ chữa ung thư an toàn, hiệu quả và có sẵn. Nó cũng bảo vệ hệ thống miễn dịch, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Ngoài việc chống ung thư, nước ép mãng cầu xiêm còn là tác nhân chống vi khuẩn, nhiễm nấm, chống ký sinh trùng đường ruột và giun sán, hạ thấp huyết áp, chống trầm cảm và những rối loạn tinh thần. Những phần khác của cây cũng rất hữu dụng.

Một nghiên cứu gần đây về nước ép từ quả mãng cầu xiêm cho thấy: Loại nước ép này là 1 liệu pháp chữa ung thư an toàn và hiệu quả, hoàn toàn từ thiên nhiên nên không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Bảo vệ hệ thống miễn dịch của bạn, tránh được một số bệnh truyền nhiễm. Giúp bạn thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư hay các bệnh khác. Tăng năng lượng và giúp bạn thấy lạc quan hơn. Thông tin này có làm bạn ngạc nhiên không? Nó đến từ một công ty dược lớn nhất nước Mỹ, và trái mãng cầu xiêm đã là mục tiêu nghiên cứu của hơn 20 phòng thí nghiệm khoa học từ những năm 1970.

May mắn, có một nhà khoa học bị lương tâm cắn rứt đã làm lộ câu chuyện về “trái cây phép lạ” cho những người có trọng trách trong y tế Mỹ. Khi viện Khoa học Y tế Mỹ nghe tin này, nó bắt đầu truy tìm những công trình nghiên cứu chống ung thư liên quan đến cây Graviola lấy từ khu rùng mưa Amazon của Brazil.

Năm 1976, Viện Ung thư Quốc gia Mỹ tiến hành cuộc nghiên cứu đầu tiên về loại cây này và kết quả cho thấy, lá và thân của Graviola tiêu diệt hữu hiệu các tế bào ác tính. Nhưng nghiên cứu vẫn chỉ được lưu hành nội bộ chứ không công bố ra ngoài. Sau đó 20 nghiên cứu độc lập khác của các công ty dược hay viện nghiên cứu ung thư do chính quyền tài trợ đều cho thấy khả năng trị ung thư của Graviola.

Tuy nhiên, vẫn không có ca thử nghiệm nào được tiến hành chính thức tại các bệnh viện. Chỉ đến khi nghiên cứu của Đại học Cơ đốc giáo Hàn Quốc đăng trên tạp san Journal of Natural Products khẳng định một hoá chất trong Graviola đã tiêu diệt các tế nào ung thư ruột nhanh gấp 10.000 lần hoá chất Adriamycin thường dùng trong hoá trị ung thư người ta mới vỡ lẽ. không gây nôn ói, sụt cân và rụng tóc. Điều quan trọng là không như các hoá chất điều trị ung thư khác, Graviola và nước ép mãng cầu xiêm không hề làm hại gì cho các tế bào khỏe mạnh và không có tác dụng phụ. Người bệnh thấy mạnh khỏe hơn trong quá trình chữa ung thư và các bệnh khác; năng lượng được tăng cường và sống lạc quan hơn.

Một nghiên cứu tại Đại học Purdue University sau đó cũng phát hiện ra lá mãng cầu xiêm có khả năng giết các tế bào ác tính của nhiều loại ung thư khác nhau như ung thư ruột, ung thư vú, tuyến tiền liệt, phổi và tuyến tụy. 7 năm im lặng bị phá vỡ. Sự thật được phô bày. Hiện mãng cầu xiêm do thổ dân Brazil trồng hoặc sản phẩm bào chế từ nó đã có mặt nhiều ở Mỹ như một công cụ điều trị và ngăn ngừa ung thư. Một báo cáo đặc biệt có tên Beyond Chemotherapy: New Cancer Killers, Safe as Mother's Milk, do Viện Khoa học Y tế Mỹ công bố về Graviola đã xem loại cây này là “công cụ cách mạng hoá” chống ung thư.

Vì vậy, nếu nhà bạn có vườn rộng và thổ nhưỡng thích hợp, bạn nên trồng một cây mãng cầu xiêm trong sân. Nó sẽ có ích rất nhiều cho bạn và gia đình bạn.

Đã có bao nhiêu người thiệt mạng oan uổng khi công cụ chống ung thư hiệu quả này bị các công ty dược che giấu? Bây giờ bạn đã biết điều này thì hãy nói với những người bị ung thư mà bạn biết, và uống loại nước ép này để bảo vệ chính bạn!

Đừng quên bấm share nếu bạn thấy thông tin trên hữu ích :)
trích Bản dịch của Thảo Vy và Lương Thái Sỹ “SOUR SOP TREATS CANCER” See More

Thứ Hai, 5 tháng 5, 2014

Bạn là người có phúc



Nếu bạn thức dậy sáng này
và có nhiều sức khỏe hơn là bệnh tật
thì bạn may mắn hơn
hằng triệu người sắp chết tuần này
Nếu bạn chưa từng cảm nhận
sự nguy hiểm trong chiến trường
sự cô đơn trong ngục thất
sự đau đớn khi bị hành hình
sự đói ăn khát uống
Thì bạn hạnh phúc hơn
20 triệu người trên thế giới
Nếu bạn được đi du lịch
mà không sợ bị làm khó dễ,
Bạn may mắn hơn đa số trong khoảng
gần 3 tỉ người trên thế giới

Nếu bạn có thức ăn trong tủ lạnh
có áo che thân, có nơi cư ngụ
và có nơi để gối đầu khi ngủ
Bạn giàu có hơn 75% người trên thế giới này
Nếu bạn có tiền trong nhà băng
trong ví, và có bạc lẻ đâu đó
thì bạn là một trong số 8% người
giàu có hơn hết trên cả thế giới này.
Nếu cha mẹ bạn vẫn còn sống
và còn sống chung với nhau
bạn thật sự là người hiếm có
Nếu bạn ngẩng cao đầu và mỉm cười
và cảm thấy biết ơn đời
Bạn là người có phúc
vì đa số chúng ta có thể
nhưng lại không làm điều này.

Nếu bạn có thể nắm tay người nào đó
ôm choàng họ, hoặc vỗ về an ủi
Bạn là người có phúc vì bạn có thể
hàn gắn vết thuơng lòng
Nếu bạn có thể đọc được email này
Bạn là người có phúc hơn 2 tỉ người
trên cả thế giới- vì họ không thể
đọc được bất cứ chữ gì

Bạn là người có phúc rất nhiều
chỉ là Bạn chưa biết đó thôi
                                                   Mary Phạm