Chủ Nhật, 30 tháng 8, 2015

Lễ Vu Lan

(Bài của chị PK)

Lễ Vu Lan mang một ý nghĩa lớn là cám ơn cha mẹ, tìm về cội nguồn, biết ơn và tỏ lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ.

Bên Mỹ có ngày Mother Day và Father Day, thì người Việt chúng ta dù xa Quê Hương cũng nhớ ngày lễ Vu Lan, người Việt chúng ta rất hiếu thảo với ông bà, cha me, luôn yêu thích sống chung dưới một mái nhà cả ba, bốn thế hệ, con cái, cháu chắt. Càng đông, quây quần bên nhau đó chính là niềm tự hào, hạnh phúc của một gia đình.
Ngày Vu Lan sắp đến, nhiều đoàn thể và các Chùa đã chuẩn bị những buổi lễ hội để các người con cháu bầy tỏ tình yêu, lòng biết ơn với Mẹ.

Một kỷ niêm không bao giờ phai nhạt trong tôi thuở ấu thơ, ngày xưa bên nhà làm gì có microwave để hâm nóng cơm, nhưng nội tôi vẫn giữ cơm nóng cho cháu đi học về ăn, nội xới cơm vào cà men nhôm để nóng lâu, sau đó ủ vào trong một cái chăn nỉ nhỏ cho ấm và khi cháu đi học về ăn vẫn nóng như vừa lấy ra từ nồi cơm mới thổi, nội luôn đợi chờ cháu về mới cùng ăn cơm chung, dù đói bà vẫn không bao giờ ăn trước, có hôm ba tôi bất chợt ghé thăm nội, không có gì nhắm để uống chút rượu, bà lại vội vã kiếm gì đó làm cho ba tôi ăn, luôn hy sinh, chăm sóc hết con lại đến cháu.
Giờ nội không còn nữa, con rất nhớ bà, yêu bà nhiều lắm, mong bà được hưởng hạnh phúc trên Thiên Đường.

Mất nội rồi, con mới hiểu và tiếc nhớ, muốn ôm bà một cái thật chặt để nói lời cám ơn bà đã nuôi con nhưng không có cơ hội.
Còn Má, tôi may mắn được cài hoa Hồng Đỏ, giờ má đã gìa yếu, mỗi ngày gọi thăm má một giờ để tỏ lòng yêu mến, làm cho má vui cười, ngọn đèn dầu đã cạn, rồi cũng le lói và tắt, cầu mong má được bình yên, khỏe mạnh để Tết này con được gặp lại ba má, được cùng ngồi ăn cơm chung, ghẹo cho má cười, nói lời :
" Con thương má... "

Cầu chúc tất cả các bạn trẻ còn Mẹ, hãy yêu Mẹ nhiều khi còn Mẹ bên cạnh, đừng để Mẹ đợi chờ bên mâm cơm nguội lạnh hay cằn nhằn Mẹ vì những lo lắng cho ta hơi dư thừa, thử xa nhà vài hôm,   ta sẽ cảm nhận được thiếu vắng hình bóng Mẹ, sẽ âm thầm yêu Mẹ nhiều hơn dù không nói thành lời.
Kính chúc các bà Mẹ luôn yên vui, khỏe mạnh 
và hạnh phúc bên con cháu 
trong ngày lễ Vu Lan.

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

Những tiếng rao

Hồi còn bé, gia đình tôi ở chung với ông bà nội. Với ông bà lúc nào tôi cũng là đứa cháu gái cưng. Dù bà nội chỉ là mẹ kế của bố thế nhưng bà rất thương tôi. Má tôi kể lúc nhỏ bà thường xuyên cho tôi ngậm vú da (vú không có sữa) của bà, mỗi lần khóc bà cho ngậm vú là tôi nín, mỗi lần buồn ngủ bà cũng cho ngậm vú da là tôi ngủ êm luôn.

Trước sân nhà ông bà nội có mái hiên, tuy không rộng nhưng mỗi khi trời mưa nó cũng trở nên nơi trú cho nhiều người đi đường, kể cả những gánh hàng rong. Ông bà tôi thường mở hé cửa bảo họ vào trong nhà cho khỏi ướt, đợi tạnh mưa rồi hãy đi. Những lúc ấy nhà đầy người, người này đứng nép nhường chỗ cho người kia, ưu tiên nhất là không để gánh hàng bị ướt. Khi trời vừa dứt hạt, mọi người thở ra nhẹ nhõm và những tiếng rao lại cất lên vội vã...


Năm 1974, lúc đó tôi được mười bảy tuổi thì bố má tôi mua được nhà bên quận 8 nên tất cả chị em tôi chuyển về bên ấy. Nhưng có lúc vì công việc tôi lên ở chung với ông bà nội. Tối tối ngồi nói chuyện với bà mà nghe tiếng rao hàng tôi thường hay nói : Sao thấy người ta đi bán hàng rong cháu cứ thấy tội nghiệp họ quá bà ạ !
Lần nào bà cũng cười mắng yêu tôi : Vớ vẩn, người ta bán hàng có lời mà tội nghiệp cái gì !
Biết vậy, mà sao tôi vẫn cứ thương.
..............
Nhớ lúc học ở Dalat, cứ chúa nhật cuối tháng là tụi tôi được đi chơi cả ngày. Các bạn nhà gần thì về với ba mẹ. Những đứa tứ xứ thì dong ruỗi khắp mọi ngóc ngách của thành phố mộng mơ, thời đó tụi tôi đi bộ giỏi lắm, đi về năm mười cây số trong buổi sáng là chuyện rất đỗi bình thường. Dalat nắng ấm, gió lạnh, leo dốc cỡ nào cũng không mệt, cũng không đổ mồ hôi, chỉ có mỏi chân thôi. Mỏi chân thì cứ ngồi nghỉ trên cỏ, bên gốc cây lề đường xem ra lại thú vị !

Thường thì tụi tôi hay lên đồi cù, kiếm gốc thông già, to, nhiều tán rộng rồi trải áo mưa ra ngồi chơi với nhau. Tôi đi chơi với Thông nhiều nhất. Nhà Thông ở Bảo Lộc nên nó cũng không về. Tôi với nó hợp nhau ở cái tật ăn hàng. Trên đồi cù người ta hay bán kem, gỏi khô bò và tàu hủ. Hai đứa tôi ăn tất, ăn cho đã thèm một tháng, vì tháng sau mới được ăn lại. Tôi vẫn là người hào phóng, ăn xong còn mời họ ăn bánh mà hai đứa đã ghé chợ mua trước khi lên đồi cù. Tôi nhớ có những thằng con trai bằng tuổi tôi mà phải nghỉ học đi bán hàng, nó mời hai đứa tôi mua với khuôn mặt rất ngại ngần, mặc dù lúc nó mời tụi tôi cũng không đói nhưng vì tội nghiệp nên ăn ủng hộ. Ăn xong tôi còn hỏi nó có muốn ăn bánh không ? Dĩ nhiên nó cũng rất ngại không trả lời. Tôi lôi bánh từ trong cặp ra dúi vào tay nó và bảo: ăn đi, bánh ngon lắm. Nó chẳng bao giờ chối từ được đâu vì bánh tôi mua thường là bánh patechaud và croissant của lò nhà thầy Kế làm, ướt rượt và thơm mùi bơ, lại còn nóng hổi, ngon vô cùng. Giờ ngồi nghĩ lại, thấy mình cũng buồn cười, ngây thơ gì đâu...!

Đến bây giờ vẫn thế. Tính tôi dễ xúc động, hay thương cảm.
Có lẽ tôi hay mua hàng nên cứ đi ngang nhà tôi là những người bán hàng rong cố ý đi chậm hơn, rao to hơn bình thường, có người còn đứng hẳn lại, nhìn vào trong để xem tôi có nhà không ? Có người cố đợi tôi trả lời thì họ mới đi tiếp...
Có tiếng rao quen thuộc, bình thường. Có tiếng rao bằng loa, cái nào cũng giống cái nào không phân biệt được người bán. Lại có những "ca sĩ" dùng giọng hát ấm áp, rung động lòng người để đi bán kẹo kéo, bút bi, vé số, hộp quẹt ga...! Ôi cũng thân phận một kiếp người, có nhiều tiếng hát không bằng một góc mà được hát dưới ánh đèn màu, xe đưa xe đón, lại có kẻ hè phố thế này đây !
Hơn bốn mươi năm hòa bình trở lại trên quê hương tôi, cái gì nhiều tôi chưa thấy rõ chứ đội ngũ bán hàng rong thì nhiều vô số kể.

Mua hoài, cái gì cũng mua thì mình không có nhu cầu. Nhưng tôi cầu mong có nhiều người mua giúp cho họ bán hết hàng. Đằng sau gánh hàng rong ấy là cuộc sống của một gia đình, đằng sau tiếng rao ấy là niềm hy vọng ấm no, học hành cho con cái.  Những khi thong thả, tiền bạc rủng rỉnh tôi hay mua vài gói xôi, vài hộp bánh bèo cho những người bán vé số, ve chai cùng được ăn. Cảm giác lúc ấy thật là vui. Nhưng mấy tháng nay con ở nhà, thu nhập giảm hẳn, phải tiết kiệm thôi. Nhưng mỗi khi từ chối tôi cứ cảm thấy chạnh lòng.


Saigon đã vào mùa mưa. 
Saigon chợt mưa, chợt nắng. 
Nắng đó rồi mưa đó. 
Mưa tạnh rất nhanh chứ không dầm dề, lê thê, ướt sủng như Dalat, nơi ngày xưa tôi đã ở.
Tôi cũng đâu còn bé bỏng như lúc còn sống với ông bà nội. Tuổi tôi bằng tuổi bà ngày xưa rồi.
Nhưng thương cảm với những tiếng rao hàng thì tôi vẫn thế !
Chẳng có chút gì thay đổi. Biết sao được nhỉ ?

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

Ung thư - chữa trị bằng chính bản thân người bệnh

Hãy bỏ ra 1 phút đọc bài này trước khi quá muộn! 

Vinh đọc thật kỹ tài liệu này rồi hướng dẫn cho anh Tư chăm sóc con, Vinh nhé ! 
Mong mọi điều tốt lành.

Ung thư không phải bệnh tử nếu chúng ta đọc hết bài này. Hầu hết mọi người suy sụp và tự chết về mặt tinh thần khi nghe mình mắc ung thư. Xong quả thực, nếu tìm hiểu kỹ, chắc chắn bạn không khỏi thắc mắc. Đôi khi bạn đọc một bài báo nói, nuôi 1 con mèo cũng có thể chữa được ung thư, hoặc bị bệnh viện trả về, nhưng với chế độ ăn uống đúng, bệnh đã thuyên giảm, và đến Tây y cũng phải thán phục.
Đây không phải là những câu chuyện nhàm chán, mà tính xác thực là 100%. Nó được tổng hợp của cả Việt nam, cũng như trên thế giới. Chỉ khi nào ở giai đoạn cuối đời, bạn mới biết được, chế độ dinh dưỡng, sức khoẻ quan trọng đến mức nào. Hãy hành động ngay trước khi quá muộn.


Bệnh nhân đầu tiên là Huỳnh My, nhân viên thi công hút hầm cầu Bình dương. 1 năm về trước, anh được bác sỹ kết luận, bị mắc bệnh ung thư cuống phổi. Cục ung bướu to bằng cái chén, nằm ngay cuống phổi sát với động mạch chủ. Do vậy, trên phương diện tây y là không thể có cách nào cắt bỏ được. Những cơn ho dữ dội, và bác sỹ đã trả anh về uống thuốc, chờ chết. Nhưng chính việc trả về này, lại là cơ hội cứu sống cuộc đời anh. Anh My tâm sự : Ban đầu tinh thần tôi rất buồn, và buông xuôi mọi việc. Nhưng vô tình đọc một bài báo trên mạng. Thế nào, ngày nào tôi cũng áp dụng. 
Cách chữa khá đơn giản : Tuyệt đối không ăn thịt, cá, nhất là đường. Hầu như chỉ uống nước xay từ củ, rau xanh, cam táo...
Chỉ sau 6 tháng, đi siêu âm lại, bác sỹ đã không còn phát hiện dấu tích của u bướu đó nữa.

Đây không phải là trường hợp hiếm gặp trong việc tự điều trị ung thư bằng chính chế độ ăn hợp lý. Theo anh My, có rất nhiều người cũng chia sẻ tự chữa, khi bệnh viện đã trả về, và theo phương pháp giống anh. Họ gọi là phương pháp : chemical therapy. Tế bào ung thư khi không được nuôi dưỡng bằng đường, thịt, thì nó tự động chết và cơ thể sẽ tự đào thải nó.
Cũng chính bệnh viên uy tín hàng đầu thế giới về chữa trị các loại ung thư tại Mỹ : Bệnh viên Johns Hopkins. Cũng đã phải thay đổi phương pháp, và công bố trực tiếp trên website. Trước kia các nhà khoa học uy tín hoạt động tại bệnh viện luôn đề cao phương
 pháp xạ trị. Coi đó là phương án cuối cùng cho giải quyết tất cả các loại bệnh ung bướu. Nhưng hiện nay, mọi người đã nhận thấy, cách hiệu quả nhất là ngừng cung cấp chất dinh dưỡng cho tế bào ung thư, để nó không phát triển được, đó là cách tốt nhất để chống lại căn bệnh quái ác này.

THỨC ĂN CỦA TẾ BÀO UNG THƯ :

1. ĐƯỜNG : là một loại thực phẩm ưu thích nhất của tế bào ung thư. Nếu người bệnh không sử dụng thức ăn có đường, thì đây chính là một mắt xích quan trọng để cắt nguồn thức ăn nuôi sống tế bào thức ăn. Tốt nhất là sử dụng mật ong Munaka, hay mật đường nhưng với số lượng vô cùng nhỏ. Bạn cũng cần lưu ý đến muối. Khi giờ chúng đều chứa chất phụ gia để làm muối trắng tinh. Lựa chọn là dùng muối biển, và các loại muối thực vật.

2. SỮA : khi sữa vào cơ thể sẽ tạo ra chất nhày trong đường ruột. Và các tế bào rất ưa thích loại chất nhày này. Loại bỏ hoàn toàn sữa bò, thay thế bằng sữa đậu nành sẽ giúp cắt đi một nguồn dinh dưỡng lớn cho tế bào ung thư. Nhờ đó sẽ giúp chúng phải giảm kích cỡ xuống đáng kể.

3. MÔI TRƯỜNG AXIT : Các tế bào ung thư rất thích nồng độ axit cao, và nó có thể tăng trưởng nhanh với môi trường này. Do vậy, cần phải kiêng các loại thịt đỏ: như thịt bò, thịt chó... thay vì đó có thể ăn chút thịt gà, thịt cá. Cần phải lưu ý, thịt chứa nhiều kháng sinh, ký sinh trùng khá có hại cho người bị bệnh ung thư. Thịt lại rất khó tiêu thụ, do vậy nó tồn tại lâu sẽ gây ra nhiều độc tố rất có hại.

BIỆN PHÁP DINH DƯỠNG TỐT NHẤT :


1. 80% rau quả tươi là đều cần thiết. Đó cũng là chế độ ăn tốt nhất, uống nước ép, ngũ cốc, hạt, để tạo môi trường kiềm. Chúng ta chỉ dành 20% các thực phẩm nấu chín. Nhưng cần tránh xa các thực phẩm thịt đỏ, hải sản, tôm cua, thịt bò... Các loại thực phẩm rau, quả ép... giúp tế bào khoẻ mạnh, còn tế bào ung thư thì suy yếu. Nhờ đó sẽ giúp tống khứ những độc tố. Thanh lọc, và giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.

2. Tuyệt đối không nên dùng cafe, socola vì chứa nhiều cafeein gây hại cơ thể. Nhưng Trà xanh lại rất tốt cho sức khoẻ, chống lại ung thư. Nhưng tốt hơn cả là uống nước tinh khiết, nó sẽ hỗ trợ nhiều trong thải độc các loại độc tố gây hại.


3. Một số căn bệnh ung thư, sẽ có u bướu được bao bọc bởi một lớp protein khá cứng. Do vậy nếu không ăn thịt, thì thành tế bào phóng thích nhiều enzim, tấn công protein, cho phép hệ thống miễn dịch trong cơ thể tự đào thải, tiêu diệt tận gốc tế bào ung thư này. Tránh uống bia rượu, thịt đỏ, đặc biệt không ăn nhậu. 

4, Một điểm quan trọng nhất, ung thư là căn bệnh của cơ thể, tâm trí và đặc biệt là tinh thần. Nếu chúng ta lạc quan, tích cực trong lối sống. Học cách thư giãn và tận hưởng tình yêu thương của cuộc sống, thì căn bệnh đó luôn bị đẩy lùi.

5, Các tế bào ung thư không thể sống trong môi trường có dưỡng khí. Do vậy thường xuyên tập thể dục hàng ngày, hít thở sâu, tập thiền, yoga, đều là các phương pháp khá hiệu quả chống lại căn bệnh quái ác.

6, Dioxin một chất cực kỳ có hại, và gây tác nhân lớn trong việc hình thành tế bào ung thư. Do vậy bạn cần lưu ý đến việc giữ gìn vệ sinh, tránh những hành động sinh ra dioxin. Ví dụ : để chai nhựa trong tủ lạnh, sẽ làm đồ mồ hôi, gây sinh chất diosin, nhiễm vào trong nước uống. Hoặc hạn chế ăn chất béo kết hợp với nhiệt độ cao, rồi để trong nhựa, cũng làm tạo ra dioxin.


VÌ SỨC KHOẺ CỦA CHÍNH BẢN THÂN VÀ GIA ĐÌNH - HÃY CHIA SẺ!

Thanh Bình - PV Đô thị - sưu tầm

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Suối tóc

Ngày xưa suối tóc, giờ chỉ còn tóc ngắn trên vành tai, suối cạn, thời gian trôi nhanh quá, thoáng chốc đã 60 năm, 80 năm, gần 90 năm.

Ba má tôi thời trẻ rất đẹp trai đẹp gái, may là có hình ảnh chứng minh, má tôi đẹp mà nhìn thấy duyên, tóc vấn rất xinh xắn, ba tôi cặp mắt to đen láy, mũi cao đúng là đẹp cả đôi, nhìn hình ba má mình tôi thầm hãnh diện  :" Ôi ! Sao ba má mình đẹp thế !"

Giờ đã 81 năm, biết bao thăng trầm đổi thay, khi ba tôi đi học tập, lúc đó em trai út của gia đình tôi độ lên 5 tôi không nhớ rõ, một mình má  tảo tần nuôi đàn con, gọi vậy vì gia đình tôi rất đông như đàn ong vỡ tổ mỗi khi xúm lại mâm cơm, kỷ niêm không bao giờ phai nhòa của thời thơ ấu. Nhà đông con tới 11 anh chị em, tôi lớn nhất nhà, chúng tôi ở căn nhà chia thành 3 ngăn, thường hay phải tán ra để khỏi ồn ào như một đội binh. Má tôi sáng sớm lội xuống ao rau muống sau nhà cắt và bó lại khiêng sang chợ bỏ mối, làm lung tung việc để cho con ăn học sinh sống qua ngày, một nửa về quê Rạch Giá làm ruộng, vài tháng lại thăm nuôi ba, rồi thời thế xoay chuyển, các em tôi vượt biên mới có ngày đòan tụ bên nhau, nhưng vẫn còn chia xa : một nửa dạt sang Đức, còn tôi và cậu em trai ở Cali.

Thời gian cũng rất huyền diệu, biến đổi trẻ em thành người lớn, thời gian làm lá xanh đổi vàng rồi lá rụng, màu áo phai, mái tóc đen giờ hóa trắng, ngày xưa ốm, bây giờ mập, tóc ngang bờ vai thành tóc tém.
Bước đi không còn thoăn thoắt vội vã như xưa, suối tóc xưa còn đâu, mắt phải đeo kính nhìn mới rõ, thời gian không ngừng trôi, mọi việc xuôi theo tự nhiên của dòng đời, biến đổi từng ngày.

Mỗi ngày qua đi, ta mất một ngày, thôi kệ cứ vui mà sống, ba má tôi tóc đã bạc phơ, suối tóc giờ đã không còn nhưng tình mẹ vẫn còn trong tôi, tình cha vẫn là điểm tựa. Nhớ ngày còn bé chính ba tập cho tôi chạy xe đạp, chỉ tôi chạy honda và cũng chính ba má tặng cho tôi cái bằng lái xe,  động viên tôi học, nhờ vậy mà hôm nay tôi biết lái xe đi làm, đi chợ hơn 20 năm trên xứ người, giúp tôi hòa vào dòng đời dễ dàng.
Cám ơn ba má của con.


(Chị PK)

Thứ Sáu, 21 tháng 8, 2015

Tình yêu

Từ ngày hôm ấy, nhà Hương có thêm một khuôn mặt mới. Đối với tất cả mọi người trong nhà, trừ Hương và cậu con trai lớn, khuôn mặt mới này cũng chỉ như một món đồ vừa được mua về ở tiệm, bầy đó, lấp một khoảng trống nào đó mà thôi. Ai vậy? Một chú két có màu xanh lá cây với những đường viền đỏ cam, vàng rực rỡ với đôi mắt sáng quắc tròn xoe, cái mỏ dài ngoằng hơi khoằm khoằm và một bên bàn chân bị khuyết tật!

“Tại sao con lại mua một con két có tật như vậy hả Duy?”
Đứa con trai lớn của Hương nhún vai cười:
“Có sao đâu mẹ? Nó vẫn đứng, vẫn bay bình thường như mọi con két khác trong khi nó đẹp nhất trong lồng mà lại rẻ và biết nói sẵn nữa, con khỏi phải “train” nó!”
Nàng vẫn cứ thắc mắc về một bên ngón chân bị cụt đến gần 2 đốt của con két tên Joshua mà Duy vừa mua về. Hương giao hẹn với con trai:
“Con chơi, con phải “take care” nó đó!”
“Mẹ đừng lo! Con lo cho nó mà!”
“Tại sao con biết là nó biết nói sẵn? Nó nói tiếng gì?”
“Chủ nó là một bà Mỹ, vậy chắc nó chỉ biết tiếng Mỹ!”
Duy lại nhìn mẹ cười, nụ cười của cậu thanh niên mới lớn thật tươi và thật dễ mến.
“Bà ta già phải vào nursing home nên mới gửi tiệm bán. Con mua rẻ lắm!”
Hương không nói gì mà chỉ lo con két làm bẩn nhà. Duy nhốt Joshua trong phòng ngủ và căn dặn mẹ cùng mọi người trong nhà đừng mở cửa phòng sợ Joshua bay mất. Nhốt nó vào lồng thì nó không chịu, nó sẽ chết! Hương than thầm trong bụng:
“Tại sao nó không chơi con gì khác cho sạch sẽ, dễ trông coi!” Nên ngay từ phút đầu Joshua có mang lại sự chú ý của Hương nhưng thiện cảm thì không! Nhưng chiều con, nàng cũng không cằn nhằn thêm.
Bắt đầu từ ngày đó trở đi trong nhà nàng lại có một “tù nhân” là con két xanh tên Joshua. Cửa phòng Duy lúc nào cũng khép trừ lúc có ai trong phòng. Cả nhà cũng chẳng mấy khi thấy mặt con Joshua, nên nó có đó mà cũng như không có. Thỉnh thoảng Hương mới thấy nó kêu chứ chưa hề thấy Joshua nói! Nhiều lần nàng định hỏi con xem con két đã nói những gì rồi thương hại Duy lại thôi.
Một hôm, Hương mở cửa vào phòng Duy. Con Joshua đang đứng trên thanh gỗ ngang. Đó là một loại chuồng chim nhưng trống cả bốn phía và chỉ đơn sơ có một thanh ngang làm chỗ đứng suốt ngày đêm cho Joshua, hai đầu một bên là thức ăn, một bên là nước uống. Bên dưới có một khay tròn lớn đựng cát để hứng mọi thứ chất dơ do Joshua thải ra. Thấy nàng bỗng nhiên Joshua xòe rộng hai cánh, vươn người lên nhún nhẩy và huýt gió.
Duy la lên:
“Mẹ thấy không, nó huýt gió đấy! Hễ thấy đàn bà, con gái là nó huýt gió! Nó thích mẹ đấy!”
Hương phì cười, nghĩ bụng " Nói thì không nói mà chỉ huýt gió!" Nàng đến gần, ngắm nghía chú két. Một mối thiện cảm nào đó nẩy sinh. Nàng nghiêng đầu nhìn nó. Nó cũng ngoẹo đầu nhìn Hương như muốn nói một cái gì? Hương bắt đầu chú ý đến sự có mặt của Joshua trong nhà. Từ hôm ấy, mỗi tối, nàng đều vào phòng Duy, ngồi bệt xuống thảm, gần chỗ con Joshua, và thử dậy nó nói vài chữ tiếng .. Việt.

Vài tháng trôi đi, một chữ tiếng Anh Joshua cũng không nói chứ đừng hòng gì đến nửa chữ tiếng Việt! Nhưng cứ mỗi lần thấy Hương là nó huýt sáo và vươn cánh làm đẹp. Nàng cũng thấy vui vui và dần dà quên mất đến chuyện là con két này không biết nói và đành chấp nhận nó như thế!
Duy đi mua một lô sách về nghiên cứu và tuyên bố với mẹ:
“Joshua chắc bị “shock” nặng nên nó không nói nữa!”
Và rồi câu chuyện của chú két xanh Joshua tưởng chỉ có vậy!
Cho đến một hôm, Hương đến tiệm Pet Shop, nơi mà Duy đã mua con két, để mua thức ăn cho Joshua. Bà chủ tiệm là người Việt, rất niềm nở khi thấy người đồng hương. Bà ta chỉ dẫn cặn kẽ loại thức ăn nào hợp cho két, nuôi dưỡng ra sao...
Trong câu chuyện trao đổi, Hương chợt hỏi:
“Thường những con bà bán ra mà có giấy tờ khai sinh, bà có lưu lại bản nào không?” “Có chứ ạ! Chúng tôi còn giữ lại tên và địa chỉ người bán, người mua, đủ hết”
“Cháu trai của tôi mua một con két ở đây tên Joshua, chân nó hơi có tật..”
Bà chủ tiệm nói ngay không đợi Hương nói thêm:
“Joshua! Tôi nhớ chứ! Một bà già Mỹ đã nhờ tôi bán khi bà ta phải vào nursing home. À! Cậu đó là con bà đấy ư?”
“Vâng, đúng đấy! Bà có trí nhớ tốt quá!”
“Cậu con bà có thích con Joshua không?”
“Chúng tôi quý nó lắm..có điều sao nó chẳng biết nói gì cả?”
“Có trường hợp như vậy xảy ra khi con vật bị sống xa chủ nhân của nó. Nhưng nhiều khi chỉ một thời gian nó quen với môi trường mới lại nói như két ngay ấy mà!”
Hương chép miệng:
“Cả hơn một năm rồi, đâu thấy nó nói gì đâu! Nó chỉ biết huýt sáo và kêu thôi!”
Bà chủ tiệm nhún vai, không biết phải trả lời thế nào trước sự than phiền của người khách.
Hương trả tiền đi ra, nhưng nghĩ sao nàng lại quay trở lại tìm người chủ tiệm:
“Bà có địa chỉ của bà cụ già trong nursing home, chủ trước của Joshua không?”
“Có chứ, để tôi lấy! Trừ phi bà ấy chết hay đổi chỗ thì chịu thua!”
Bà ta tìm một lúc rồi mặt tươi lên, hí hoáy viết vào tờ giấy đưa cho Hương:
“Chúc bà may mắn!”
Cầm tờ giấy trong tay Hương không biết mình sẽ làm gì? Vào gặp và thăm bà lão, nói chuyện về con két tên Joshua hay đưa Joshua vào thăm chủ cũ? Để làm gì? Nàng cũng chẳng hiểu tại sao những ý nghĩ đó lại đến trong đầu và rồi cứ lẩn quẩn ngày này sang ngày khác.

Một ngày Chủ Nhật cuối tuần, Hương và Joshua tìm đường vào nursing home mang tên là Pine Haven. Chưa bao giờ đặt chân vào một nursing home nào cả nên Hương cũng hơi tò mò. Nơi đây dù không xa nhà thương Memorial bao nhiêu nhưng nằm khuất trong một con đường cụt yên tĩnh rộng rãi, nhiều cây cối bao bọc chung quanh, có cả vườn cảnh cho người đi dạo tạo một cảm giác thật an bình.
Hương nhìn xuống tờ giấy, lẩm nhẩm tên bà lão:
“Alice Park! Alice ..Park!”
Joshua đậu trên vai Hương có vẻ thích thú khi được ra ngoài. Nó kêu những tiếng trong cổ họng nhịp theo với bước chân Hương tiến dần vào khuôn viên nursing home. Một vài người già ngồi trên xe lăn, phía sau có y tá đẩy. Hình ảnh đầu tiên đập vào mắt Hương là những khuôn mặt già nua bệnh hoạn bạc thếch theo với thời gian. Những khuôn mặt trắng nhờ nhờ với làn da trắng xanh không còn sinh khí hay những gương mặt da màu đã sạm lại và teo tóp.
Những đôi mắt u uẩn hay những cái nhìn mông lung vào một cõi nào xa xăm như thể tất cả đang sống trong một thế giơi riêng biệt mà những ngôn từ, động tác cử động cũng theo một cách thế khác. Nhịp sống nơi đây chắc chắn không giống như nhịp sống bên ngoài kia.
Người nữ tiếp viên ngồi ngay cửa vào ngửng lên nhìn Hương mỉm cười chào hỏi. Hương hỏi ngay:
“Tôi muốn vào thăm bà Alice Park. Chẳng hay bà ấy ở phòng số bao nhiêu hả cô?”
Cô gái cắm cúi giở sổ tìm rồi nhoẻn miệng cười thật xinh: “Dẫy A. Phòng số 210. Bà đi thẳng vào trong rồi quẹo trái, đến gần cuối hành lang là đúng chỗ đấy.”
“Cám ơn cô nhé!”
Cô gái nở nụ cười thay cho lời nói. Joshua bỗng huýt gió vang dội làm cả Hương lẫn cô gái phải bật cười.
“Nó tên gì vậy bà?”
“Joshua!”
“Hi Hoshua! Hi!”
Joshua chỉ nhìn cô gái và tiếp tục huýt sáo một cách thích thú. Cô ta còn giơ tay vẫy vẫy nó. Hương lại nhớ đến lời Duy bảo:”Nó thích đàn bà, con gái mẹ à!” Mà có lẽ thế thật!
Nàng và Joshua theo lời chỉ dẫn của cô gái. Bên trong cũng đẹp đẽ, sạch sẽ nhưng thoang thoảng mùi hôi, mùi khai quyện lấy mùi thuốc sát trùng. Dọc hành lang, bóng những cô y tá lên xuống nườm nượp. Đi ngang những căn phòng mở rộng cửa, Hương nhìn thấy những khổ ải của thân phận con người mà bệnh hoạn là một trong những thứ làm biến đổi người ta nhanh nhất.
Không giống nhà thương, mỗi phòng được trang trí một cách khác theo với ý thích của người bệnh hay người thân. Hương đi rất chậm để quan sát. Đầu giường những người bệnh hầu như đều có hình ảnh của một cuộc đời bên ngoài kia mà đã có một lần họ đã sống qua. Chút kỷ niệm hay chỉ là một nhắc nhở về mối liên hệ sao đó để người bệnh đỡ thấy lẻ loi, cô độc chăng?
Rẽ sang mé trái, Hương thấy ít y tá hơn và mùi hôi cũng giảm đi nhiều, hầu như không thấy mấy. Hương lẩm nhẩm trong đầu tìm số 210. “À! Đây rồi!”, nàng nhủ thầm. Phòng số 210 cũng không khác những phòng kia bao nhiêu và theo bảng tên ở ngoài thì bà Alice Park nằm bên mé trong, sau tấm màn kéo màu xanh nhạt. Giường bên ngoài không thấy người dù rất nhiều đồ đạc. Hương vào bên trong.
 
Đằng sau tấm màn, một bà lão tóc trắng phau, uốn quăn thưa thớt, đang ngồi dựa soải chân trên một xe lăn. Hai bàn tay bà trắng bệch và trong suốt với nhiều đường gân xanh tím chằng chịt. Cả hai bàn tay bám lấy hai thành xe lăn. Nghe tiếng động bà ta nhìn lên. Đôi mắt nhỏ xíu bỗng mở to lộ hai tròng con ngươi màu xanh đá nhạt lờ mờ như được dấu sau một bức phim mỏng. Cái miệng mỏng dính không còn thấy rõ mầu môi bỗng hơi há ra. Mắt bà ta như dán chặt vào con két trên vai Hương. Đôi bàn tay bà lão đang bám lấy thành xe lăn bỗng buông ra và run rẩy, giật liên hồi.
Tất cả những biến chuyển đó chỉ xảy ra trong vòng vài giây ngắn ngủi của thời gian đang cô đọng trong căn phòng chật hẹp mà Hương là người nhìn thấy rõ nhất. Nàng chưa kịp lên tiếng chào hay hỏi han xem bà lão có đúng là bà Alice Park hay không, nhưng Joshua đã nhanh hơn nàng. Nó bay sà đến đậu vào lòng bà ta và chợt kêu lên:
“Love ya, Mama! Love ya, Mama!”
Từ tiếng kêu đột ngột. Không! Phải nói là tiếng nói đột ngột thoát ra từ Joshua chợt như một tiếng ngân, mà sự vang dội cũng như cái tha thiết kéo dài run rẩy trong cái sẽ sàng làm cho sự tĩnh lặng đọng trong căn phòng chợt vỡ tan. Những đường nét cứng nhắc mỏi mệt trên khuôn mặt già nua của bà lão dường như hồi sinh theo với cái nhếch mép, há miệng mà những tiếng nói vẫn còn bị nhốt kín sâu thẳm trong tận cùng cổ họng, hay trong sâu thẳm của trái tim héo hon? Từng thớ thịt trên mặt bà lão giật nhẹ, đôi mắt cố mở to nhìn Joshua. Môi bà lão run run mà vẫn không tạo nên được một âm thanh nào. Chỉ có đôi mắt chớp khẽ. Riềm mi dưới đã ngả sang màu xám bạc chợt đậm màu hơn theo với giòng nước mắt đang tù từ lăn xuống.
Joshua hai chân bấu vào áo bà lão, vươn cổ, dùng mỏ ngoạm vào áo bà ta để trèo lên cho gần với khuôn mặt bà lão. Nó lại kêu lên, vẫn cái giọng đó:
“Love ya, Mama! Love ya, Mama! Joshua love ya!”
Không hiểu trong tiếng kêu thống thiết kỳ lạ đó có gì mà Hương thấy lồng ngực mình thắt lại. Bởi vì nàng không chỉ nhìn thấy, chỉ nghe, mà còn cảm nhận được cái tình yêu giữa Joshua và chủ cũ của nó như phút chốc nàng biến thành bà lão ngồi trên xe lăn kia, cũng chẩy nước mắt đón nhận lời nói yêu thương và cũng thấy lòng rạt rào những cảm xúc kỳ dị. Làm như thế gian này chỉ có một tình yêu và cả hai thực sự thuộc về nhau, như một nửa mảnh đời này tìm lại đúng nửa mảnh đời kia và ráp lại khít khao thành một khối duy nhất, không có gì có thể chia lìa. Joshua ở trong bà lão và ngược lại. Bà lão nhìn trong Joshua và thấy tình yêu của mình. Bà ta lắp bắp đôi môi nhưng không thành tiếng. Khuôn mặt bà lão bỗng tươi nhuận hẳn lên. Tình yêu, sự hiện diện của Joshua đã mang lại mạch sống cho bà. Và tình yêu đó tràn ngập căn phòng nhỏ. Joshua và bà Alice không còn biết đến sự có mặt của Hương.
Joshua vùi cái mỏ cứng nhắc của nó vào cổ bà lão, mắt nó lim dim như tận hưởng một sự trao gửi thiêng liêng nào đó mà chỉ có nó và người nhận hiểu được. Mãi, bà lão mới tìm lại được tiếng nói của mình. Giọng bà ta yếu ớt và thanh tao khi đưa hai tay vuốt ve Joshua:
“I love you too. Joshua! Mama love you!”
Con Joshua kêu lên những tiếng nho nhỏ trong cổ họng và cứ để yên cho bàn tay bà lão vuốt trên từng mảng lông của nó. Những ngón tay nhăn nheo, xương xẩu kia như một cây đũa thần làm Joshua biến đổi hẳn. Nó không còn là con két xanh đứng hai chân trên thanh ngang suốt ngày cú rũ trong căn phòng đóng kín cửa. Nó không còn là tên tù bị giam lỏng trong bốn bức tường kín ở nhà Hương. Joshua lại nói với bà lão:
“He hurt me!”
Bà ta sờ lần trên ngón chân khuyết tật của Joshua như thương cảm rồi ôm Joshua vào lòng:
“My poor baby! He’s gone! He’ll not hurt you anymore. Not anymore baby! He’s gone, baby! Do you miss me, Joshua?”
Joshua lập lại y hệt như vậy:
“Do you miss me, Joshua?”
Bà lão bật cười:
“No! Do you miss me, Mama?”
Nó lại lập lại vẫn với giọng lảnh lót:
“No! Do you miss me, Mama?”
Tự dưng Hương cũng cười theo. Lúc ấy bà lão mới để ý đến sự có mặt của nàng trong phòng. Tay vẫn ôm Joshua, bà ta nheo mắt nhìn Hương:
“Cô mang Joshua đến đây?”
Câu hỏi này thay cho câu hỏi: “Cô là chủ mới của Joshua?”. Có lẽ bà Alice vẫn xem như chỉ có bà là chủ của Joshua. Và bất cứ ai đó đến sau bà chỉ là người thay bà săn sóc nó mà thôi. Hương thấy ngay điều này nên nàng chỉ mỉm cười và đáp gọn:
“Vâng!”
Hương cũng chẳng tự giới thiệu mình là ai mà bà lão cũng chẳng hỏi tại sao nàng lại biết tìm đến đây. Tự dưng nàng cảm thấy như sự có mặt của mình ở đây là thừa thãi nên Hương lẳng lặng bước ra ngoài khi thấy bà Alice lại quay sang Joshua thầm thì những gì nàng nghe không rõ.
Nàng đi dọc theo hành lang ra ngoài đến sân sau. Chẳng ai hỏi gì mà cũng chẳng ai để ý đến ai. Hương tìm một băng ghế dưới gốc cây. Bây giờ đã là tháng Mười. Trời đã dịu hơn. Nắng vẫn rực rỡ như những ngày hè nhưng sao lại mát hơn? Có lẽ mùa Thu đã đến ở đâu đó và đang bứt dần những chiếc lá ra khỏi cành. Một đành đoạn chia ly tất nhiên! Nàng dựa lưng vào băng ghế nhìn những chiếc lá khô lao xao trên đỉnh đầu rồi lìa cành. Có những chiếc lá còn tiếc nuối, bay lượn vài vòng trước khi rơi chạm mặt đất, có chiếc rơi thật nhanh chúi đầu lao xuống, có chiếc vẫn run rẩy, không chịu lìa cây. Và những chiếc lá còn lại trên cây đang nhìn lên trời xanh trên kia hay nhìn xuống mặt đất để tiếc thương thay cho những chiếc lá đã bỏ đi trước? Nhưng có một điều chắc chắn những chiếc lá còn lại trên những tàng cây kia nhìn thấy được nỗi ngậm ngùi trong nàng ở ánh mắt không còn trong nữa. Cuộc đời, con người, và những tương quan trong đời sống, tình yêu, nỗi chết, rồi cũng chỉ như thế thôi!
 
Và rồi, Hương lại nghĩ đến hình ảnh trong căn phòng nhỏ sau lưng nàng: Joshua và bà Alice. Bà lão còn bao nhiêu thời gian để nói câu:”I love you too! Joshua!”, còn bao nhiêu thời gian nữa để ngập chìm trong yêu thương ấy?
Joshua? Thời gian của con két xanh với những riềm vàng, đỏ, cam rực rỡ, là bao xa? Nhưng có lẽ chắc chắn lúc này, cả bà lão và con Joshua đều chỉ biết đến cái hạnh phúc trân quý tìm lại được nhau, có nhau, cho dù thời gian đang trôi qua và ngày mai, ngày hôm sau nữa và những ngày kế tiếp có còn đến nữa hay không!
Nàng ngồi giữa cảnh trời bao la trong vắt trên cao kia trong những suy tưởng miên man. Thời gian qua bao lâu rồi? Hương nhìn đồng hồ: "2:30 chiều!" Nàng đã ở chỗ này lâu đến thế kia à? Đã đến lúc phải đưa Joshua trở về. Joshua phải trở về căn phòng của Duy và trở lại làm tù nhân trong một nơi chốn với đầy đủ thức ăn, nước uống, chỉ thiếu bàn tay của bà Alice!

Khi Hương trở lại căn phòng số 210, cảnh tượng âu yếm lúc trước không còn nữa. Joshua đang đậu trên thành giường, còn bà Alice nằm trên giường với bao nhiêu dây nhợ gắn vào người: nào là dây truyền thuốc, dây truyền thức ăn. Trông bà ta có vẻ mệt mỏi. Cô y tá da mầu có nụ cười xinh tươi nhìn Hương rồi hỏi: “Cô quen thế nào với bà Alice?”
Hương chỉ con Joshua:
“Qua con két này!”
“Thật à?”
Câu hỏi tuy ngắn, gọn nhưng bao hàm nhiều câu hỏi khác nữa. Hương phải giải thích sơ sơ:
“Bà ta là chủ trước của nó. Tôi đưa nó đến thăm chủ cũ. Vậy thôi!”
“Cô tử tế quá!”
Lần đầu tiên từ lúc gặp gỡ Hương thấy bà Alice nhìn nàng lâu hơn. Ánh mắt dịu xuống.
Hương đến gần Joshua và gọi, nàng làm như nó hiểu: “Joshua! Đến lúc phải đi về..”
Hình như nó biết nên cứ chần chờ. Mấy cái móng bấu chặt xuống thành giường, trừ ngón khuyết tật. Hương đến gần, nó càng nhích đi xa, mấy cái móng vẫn quặp chặt như một câu trả lời rõ ràng. Hương không biết phải làm sao! Joshua không huýt sáo như mỗi lần Hương gọi nó nữa! Như đọc được tất cả những ý nghĩ trong đầu của cả Hương và con Joshua, bà Alice gọi nó:
“Joshua!”
“Mama!”
Cô y tá thích thú kêu lên:
“Ồ nó nói được!”
“Go home, Joshua! Go home!”
Nó lập lại lời bà Alice:
“Go home! Go home!”
Nhưng vẫn không nhúc nhích, Joshua lại kêu lên:
“Love ya, Mama! Go home!”
Bà lão nhấc khẽ cánh tay đầy dây nhợ và xòe lòng bàn tay trắng bệch. Joshua bay lại, đậu trong lòng bàn tay bà lão. Nó dụi cái mỏ vào lòng bàn tay bà. Hương thấy bà ta nhắm mắt lại, không phải để đón nhận tình yêu như trước đây nhưng như một sự cam chịu hay một sự chống trả rất âm thầm nào đó. Bà lão lại nói với Joshua bằng một giọng thật nhỏ, như chỉ để cho mình nó nghe và hiểu:
“Go home, baby! You can not stay here.. I have no home now! Go, baby!..Go..”
Hương chợt thấy mi mắt nàng nặng trĩu. Quay sang người y tá, Hương hỏi một câu hỏi mà trong thâm tâm nàng cho rằng đây chỉ là một câu hỏi cầu may:
“Nó ở lại với bà cụ được không cô?” Cô y tá lắc đầu: “Ở đây toàn là người bệnh, luật không cho phép người bệnh nuôi thú vật trong này.”
Hương lặng im.
Và Joshua. Hình như hiểu được tất cả những gì bà Alice nói gọn trong vài chữ đó, hay chỉ là những cảm nhận thiêng liêng giữa Joshua và bà Alice. Chỉ giữa con két xanh và bà lão. Nó bay lên và đậu vào vai Hương nhưng vẫn kêu lên: “Love ya Mama!”
“I love you too, Joshua!”
Mở mắt ra, nhìn Hương, bà lão ngập ngừng nói:
“Cám ơn cô.. đã mang Joshua đến đây.. Thỉnh thoảng nếu được gặp nó thì.. vui lắm.”
Hương đến gần, nắm lấy bàn tay gầy guộc của bà Alice và nhẹ nhàng nói:
“Mỗi tuần tôi sẽ mang Joshua vào thăm bà!”
Bà Alice chợt nhắm mắt lại. Bà ta ngập ngừng:
“Cám ơn cô.. cám ơn cô nhiều lắm!”
Nàng đi ra và không nỡ quay lại nhìn căn phòng nhỏ có bà lão gầy gò với bao dây nhợ quanh người đang nằm đếm thời gian.
Có tiếng thổn thức mơ hồ không biết là của ai? Của bà lão? Của Joshua? Hay của chính Hương?
Mặc Bích
(Chị Mary Phạm gởi CMCVN)

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

16/8 - Niềm vui lễ Mẹ Lên trời

Lễ Mẹ lên trời cũng là niềm vui của chúng con ngày gặp lại.
TÙNG (Saigon) :
Hôm qua , 50 tấm lòng biết ơn đã về nhà Mẹ . Vui biết chừng nào . Tinh yêu thương đã làm nên những điều thật tuyệt vời mà tưởng như đã mất .
Phép la Mẹ ban cho chúng ta đó. Nhớ mãi lễ Mẹ lên trời này nhé !

VÂN (trưởng miền Tây) : 
* Bốn  phương trời ta về NHÀ MẸ chung vui. Không phân chia giọng nói tiếng cười ...
Ôi ! thật vui mừng biết bao sau 6 tiếng đồng hồ ngồi trên xe CHỊ EM MIỀN TÂY đã được đặt chân xuống đất MẸ ,quý SR tiếp đón chị em thật nồng hậu, dẫn lên lầu 1 để nghỉ ngơi. Bữa tối ngon miệng cười nói với những món ăn do các SR nấu thật tuyệt vời. sau đó chị em hàn huyên kể chuyện tươi cười mừng rỡ vì lại được gần nhau. 22g mắt lim rim. thoáng đã 5g sáng...Chị em ăn sáng xong, bắt đầu khéo tay hay làm mình cùng nhau kết những bó hoa để MỪNG QUÝ CHị.KIM KHÁNH - NGỌC KhÁNH....
Giờ thánh lễ đã đến ! Các màu áo của chị em BẢO LỘC - SAI GON... đã hiện diện trước khuôn viên nhà mẹ hơn 50 khuôn mặt thân thương với vẻ mặt rạng rỡ. tay bắt mặt mừng gặp lại quý SR.
Thánh lễ diễn ra long trọng, sốt sắng và bài chia sẻ của LM CHỦ TẾ rất ý nghĩa ,sâu đậm..., nói lên tâm tình tri ân của những chị em hiện diện đối với bậc ÂN SƯ của mình.
Sau thánh lễ chị em lại có dịp ngồi quây quần trong phòng chia sẻ những niềm vui gặp nhau và ca hát múa vui... vui quá là vui.
11g30 phút LỜI CHÚC MỪNG và những tràng pháo tay rôm rả ...
Chị RY và một số bạn dùng điện thoại di động chụp ảnh không ngưng tay.
Bữa tiệc thật tuyệt vời do các SR nấu .ăn no mà cứ muốn ăn mãi..
Một ngày thật ấn tượng đáng ghi nhớ của MẸ LÊN TRỜI.
Chị em miền tây ra về TRONG HY VỌNG và NIỀM VUI ngập tràn
Chị RY, chị TÙNG gửi hình và đăng hình cho chúng em nha.
Cám ơn chị nhiều

* Hay quá, hay quá là hay. Xin thưởng cho tràng pháo tay..x..x..x
Hay quá ,hay quá là hay. Xin thưởng cho một nụ cười. hì..hì..hì
Đúng là miền SÀI GÒN không thiếu gì những chị em VĂN HAY CHỮ ĐẸP.
THÚY NGA, CHỊ TÙNG, CHỊ KHỔNG NGOAN, CHỊ RY, CHỊ HẢI YẾN, CHỊ LIÊN TRANG, KIM THU...Ồ! còn nữa....
Đọc đi đọc lại bài viết của NGA những cảm xúc dâng tràn của một ngày ẤN TƯỢNG còn vang vọng mãi mãi trong lòng chị em mình nhỉ ?

THÚY NGA (Saigon) :
* Còn bạn nào chụp hình bằng điện thoại thì gởi lên cho mọi người xem với ! Có hình chị Nghiệp ôm hoa chụp với N nữa đó.
* Cám ơn Vân khéo tay bó những bó hoa đẹp nên khi được phân công cầm hoa mừng các chị, chúng em đã tranh thủ ôm hoa chụp trước rồi ạ ! 
Xin các chị Bề trên và các chị Giáo thứ lỗi (nhiều chị chụp lắm chứ hổng phải mình em đâu).

KIM THU (Saigon) :
Em có chụp vài tấm trong điện thoại nhưng em không gửi được, email ở điện thoại em  không có cho attach hình.
Để em tìm cách khác gửi cho các chị xem nhé.
P/s: đọc những tâm tình của các chị em thấy thật sâu lắng, đầy tràn cảm xúc. Em thì không giỏi viết lách để bày tỏ những suy nghĩ trong lòng mình nhưng em cũng rất đồng cảm với tâm tư của các chị đó.
Nhiều chị khen em chỉ khéo chửi thôi hu hu em buồn quá!!!!
Nhớ, thương các chị nhiều lắm...
Em Thu

MINH HẠNH (Saigon) : 
* Thuy Nga quy men ,
Sao ma mau le qua vay , ngay hom qua ve nha , buoi toi minh viet mot mach (ra ve ta day van hay chu gioi) viet nhung niem vui,nhung cam nhan va long yeu thuong tran day voi tat ca moi nguoi co mat ngay hom do ,chi tiec rang "phai chi minh sến hon mot chut" de om moi nguoi vao long minh ,siet chat ,that chat de mai mai van ben nhau.......ma moi nguoi oi!!! Viet xong ...doc lai thay sao ma dở ec ,cau van lung cung,ý xep dat khong mach lac,,,va cuoi cung la xoa va xoa. Doc bai cua Nga minh uoc gi co duoc chut xiu ....van vẻ de kể lể va rù rì cho moi nguoi doc "buon ngủ" Nga héeee.

* Kim Thu than men !
KT viet van nhu vay la hay hon minh nhieu,rang viet nhieu nhieu de moi nguoi doc nhe . 
Cam on KT

* Mỗi bông hoa là vạn tấm lòng . Kính tặng những người thầy đáng "yêu"

HẢI YẾN (Saigon) :
NGÀY ĐÁNG GHI NHỚ
Hơn 50 chi em về nhà mẹ, và còn bao nhiêu tấm lòng vì hoàn cảnh hay sức khoẻ chưa hiện diện nhưng luôn hướng về nhà Dòng với tâm tình cảm mến tri ân.
Hợp mừng NGỌC KHÁNH - KIM KHÁNH các chị: chị Lâm, chị Hùng, chị Kim.
Chúc mừng chị Tổng Quyển Vũ Loan và chị Phó Tổng Quyền Hằng Nga
NHỚ BAO CÔNG LAO NHỮNG VI ÂN SƯ MẾN YÊU
Lâu lâu được về nhà Dòng gặp nhau, được cùng với các SR quỳ trong NHÀ NGUYỆN thât yên tĩnh, lắng đọng chúng mình như được ấm lại tâm hồn giữa bao nhiêu ngổn ngang lo âu của đời thường.
Tay bắt măt mừng, các chị em mỗi người một chút làm cho buổi họp măt chúc mừng đậm đà tình nghĩa, tưng bừng sắc hoa (chị Vân và các chị miền tây khéo tay quá).
Và đây năm tấm thiệp MỪNG, ai mà viết đẹp vậy ta a.. a...!
Bữa tiệc buffet có thêm phần góp vui của chị Xinh làm cho các món ăn ngon lại thêm đâm đà chất THƠ và NHẠC
Chúng ta cám ơn Chúa, cám ơn NHÀ MẸ, cám ơn nhau bằng tất cả tình thương mến thương.
Nguyện MẸ MARIA MÂN CÔI hiệp nhất chúng con trong vòng tay MẸ.
Xin Mẹ thương chúc lành cho tình thân chúng con luôn mãi...

Thứ Ba, 18 tháng 8, 2015

16/8 - Những nụ cười hội ngộ



Ry nói : thân gởi "con mắm khô". 
Ry lộn rồi ! Ta là con tôm khô. Con mắm dài hơn.

Người chụp hình : Đặng RY
Các chị em vào đường link sau để xem hình: https://goo.gl/photos/8NJxVt3DfRVEuuFV9

Nhìn lại khuôn mặt và nụ cười thân thương của các Chị giáo, 
của các bạn trong dòng và chị em chúng mình thấy thương làm sao !
Dù có đi nơi nào cũng chẳng bằng về nhà Mẹ, 
cái nôi đã cho chúng ta lớn lên và trưởng thành.
Nhớ quá các bạn ơi !

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

16/8 - Niềm vui Tạ ơn và Gặp gỡ

Giờ hẹn là 8 giờ sáng - Điểm hẹn là nhà dòng Mân Côi Chí Hòa.
Nơi đây tất cả chị em chúng mình đã có một thời gian thật đẹp của tuổi thơ, người ít, người nhiều. Người ít vỏn vẹn chỉ một năm, người nhiều có thể tính hơn hai chục.
Miền Tây lúc nào cũng về thật sớm, các chị luôn về từ tối hôm trước, chắc để tranh thủ ngủ một giấc sâu trong bầu không khí tĩnh lặng, êm đềm. Có mơ được giấc mơ đẹp nào không hả các chị ?
Bảo Lộc thì đón xe tầm một giờ khuya, dù ở cùng miền nhưng có nhà cách nhau vài mươi cây số, dễ gì lên xe không chuyện trò râm ran, chắc chỉ chợp mắt xíu xíu thôi chứ làm sao mà ngủ, chao ơi ! mệt chết đi được !
Saigon sướng nhất trên đời : không tốn tiền xe, cũng chẳng mất thời gian. Vì thế miền Saigon luôn yêu mến và cộng đồng chia sẻ để chị em mình ai cũng có nụ cười rạng rỡ nhất cho ngày gặp mặt. Nhớ thương miền Saigon nhiều nhiều nghen các bạn !

Và 50 chị em chúng mình : tay bắt, mặt mừng, những cái ôm siết, những ánh mắt rưng rưng, những giọt nước mắt rơi vội vàng, những món quà gởi trao, có những lời nói tíu tít hờn dỗi dễ thương, cũng có cái nhìn lặng lẽ nhưng thấu hiểu. Cái ồn ào vốn có của phụ nữ lúc này trở nên đáng yêu hơn bao giờ...

Từng nhóm chị em ra thăm và đọc kinh cho các chị ở Cộng đoàn Thiên quốc.
Chúng em vuốt ve khuôn mặt các chị giáo thân thương ngày nào, giờ chỉ còn tượng trưng một tấm hình be bé.
Chúng em mở cửa căn nhà nhỏ, nơi chứa đựng thân xác trọn một đời phục vụ.
Bao nhiêu cảm xúc chợt ùa về...

Đúng giờ hẹn, chúng mình gặp các Chị giáo. 
Lại ồn ào chụp hình, may mà có Ry mang theo máy ảnh và kiêm luôn phó nhòm chứ nếu không chả có tấm hình nào làm "kỹ nghệ" cả. 
Cám ơn Ry thiệt nhiều nha !

Chúng mình vào nhà nguyện. 
Nhà nguyện hôm nay thật đẹp với rất nhiều hoa.
9 giờ là THÁNH LỄ TẠ ƠN.
Có tiếng Minh Hạnh từ hàng ghế sau : sao lần nào vào đây em cũng muốn khóc, nước mắt cứ tự nhiên ứa ra. 
Nga tin là rất nhiều chị em mình cũng đang ở trong cảm xúc như vậy đó !
Trong bài giảng Cha hỏi Nhiệm (miển Bảo Lộc) : chị tu bao nhiêu năm ? - Nhiệm trả rời rất nhanh : Con tu thực tế chỉ có 4 năm, nhưng tinh thần tu thì 40 năm.
Cha khen bạn, khen các chị giáo đã đào tạo và giáo dục các em sống tốt giữa lòng đời.
Câu trả lời của bạn cũng là điều để chị em mình suy nghĩ,  phải không các chị em thân yêu ?

Một giờ sinh hoạt bên nhau, chia sẻ những tâm tình...
Nhắc một chút chuyện đã qua..., đáng tiếc nhưng cũng không còn gì đáng để nói. 
Chị em mình không cần ban đại diện, đã có chị Hoa trưởng miền Bảo Lộc, Vân trưởng miền Cái Sắn, tất cả đồng loạt bầu chị Tùng là trưởng miền Saigon. 
Thế là đủ rồi. Vững như kiềng ba chân.

Có tiếng chuông báo hiệu giờ ăn trưa.
Các soeur đã đứng đầy đủ và đợi chị em mình. Thói quen nhanh nhẹn ngày xưa sau mấy chục năm biến đâu mất tiêu rồi. cứ rề rề vừa đi vừa nói chuyện.
Những bông hồng đỏ thắm và quà mừng Ngọc khánh, Kim khánh chị Hùng, chị giáo Lâm, chị giáo Kim. 
Hân hoan chúc mừng chị Vũ Loan giữ trong trách mới là Bề trên Tổng quyền, chị Hằng Nga ( chị giáo Hoan) là Phó BTTQ.
Nguyện xin ân sủng và tình yêu Chúa ba ngôi, của Mẹ Maria luôn tràn đầy trên cuộc đời các chị.

Chị Hoa trưởng miền Bảo Lộc thay lời cho tất cả chị em kính lời cám ơn nhà dòng. 
Chị cũng khẳng định một điều : UỐNG NƯỚC NHỚ NGUỒN - ĂN QUẢ NHỚ NGƯỜI TRỒNG CÂY .
Tất cả chị em có mặt trong ngày hôm nay không bao giờ bị một tổ chức thiếu lòng tự trọng, thiếu lòng biết ơn có thể dụ dỗ, mua chuộc được.

Chúng mình đã có một bữa buffet rất ngon, rất vừa miệng. 
Không còn ranh giới, không còn khoảng cách giữa các chị trong dòng và chúng mình, lạ cũng thành quen. Chị em vừa ăn, vừa hỏi han trò chuyện.
Tất cả đan quyện vào nhau làm thành tổng thể một bức tranh có gam màu đẹp nhất : màu của ĐOÀN KẾT VÀ THƯƠNG YÊU.
Gần cuối bữa ăn. thấy Ry đã buông chén tự lúc nào. Hỏi Ry, Ry trả lời : ta no rồi, niềm vui tinh thần làm ta no.
Câu trả lời của Ry chắc là cũng của nhiều chị em mình.

Cuộc vui nào cũng có lúc tàn.
Chúng mình bịn rịn, lưu luyến chia tay nhau. 
Mỗi người mỗi cuộc sống, nhưng niềm vui hôm nay và những gì đẹp nhất dành cho nhau sẽ còn đọng lại trong tâm trí.
Ai ai cũng thầm mong : hẹn nhau một ngày không xa lắm...

Cám ơn các Chị giáo của chúng em. 
Cám ơn các Bề trên đã luôn mở lòng đón chúng em ngày trở lại. 
Vì sau những sự việc quá đáng tiếc xảy ra, chúng em đều trĩu nặng một tâm tư, một suy nghĩ  " ... Ngày về ôi quá xa ! chỉ nghe nỗi buồn len lén..." 
Một lần nữa chúng em chân thành cám ơn các Chị thật nhiều...
Các chị cũng gởi lời cám ơn đến các sr be bé, dễ thương đã tiếp đón, phục vụ các chị trong ngày vui này.
Xin bình an của Chúa luôn hiện diện trong mỗi người chúng ta.
Xin Mẹ Maria chúc lành cho tất cả những tấm lòng.

" Chúng con về nơi đây dâng ngàn tiếng ca.
Chúng con về nơi đây để tạ ơn Thiên Chúa
Qua bao tháng năm mong chờ, say sưa thánh ân vô bờ
Được cùng nhau bên Chúa, thỏa lòng con ước mơ..."

Thứ Ba, 11 tháng 8, 2015

Chị ơi ! Em nhớ...!

Một ngày không bận rộn. Em sắp xếp lại ngăn tủ đựng album, vật dụng và  thư từ, trong đó có tấm hình của chị.
Phía sau tấm hình có dòng chữ : tháng 2 năm 1974. Hơn bốn mươi năm rồi sao ? 
Nhớ hôm đó chị khoe với em : 
- Nga xem, hình chị chụp nè, đẹp không ?
Một câu nói rất đời thường, như bao người chị khác nói với em mình.
- Dạ đẹp, chị cho em một tấm đi.
- Ừ !

Hai năm làm văn phòng với Chị thật nhiều kỷ niệm, em hay đãng trí, nhiều lúc bực quá chị phải rầy, gọi em bằng "cô". Nhưng em chỉ cười và chưa bao giờ xụ mặt (đó là lời mà sau này chị nói cho em nghe). 
Mùa hè 1974... hai tháng em không về gia đình mà ở lại Mai Khôi, phụ làm Ký nhi viện, rồi phụ việc với chị , vậy mà lại thích. Sau giờ làm việc thì lang thang hết đọc sách rồi học đàn một mình. Ở bên Chị, em luôn cảm nhận được tình thương của người Chị dành cho đứa em nhỏ. 

Sau ngày 30/4/1975.
Chúng em rời ngôi nhà đệ tử thân yêu để lên Phước Lộc, Chị cùng ở với chúng em. Cày cuốc, trồng trọt, chăn nuôi cái gì em cũng không biết, nhiệt tình có thừa mà khả năng thì rất thiếu, thật khổ cho chị. Em vẫn còn nhớ cứ sáng sớm Chị lại tất tả đạp xe ra chợ bán những sản phẩm mà chị em mình trồng được để kiếm tiền trang trải cho đời sống mấy chục con người.
Trường Mai Khôi bị tịch thu, kinh tế chính của nhà dòng hoàn toàn bị cắt đứt. Đứng trước cuộc sống của rất nhiều con người, làm sao tránh được những nỗi niềm, ưu tư và lo lắng... đôi khi không kềm được cảm xúc chúng em bị la vô cớ nhưng chị biết rõ mà : em chưa một lần hờn giận. Như một đứa con nhỏ trong gia đình nghèo, hiểu sự lo lắng bực bội của cha mẹ, nó không bao giờ oán trách, chỉ mong sao mình giỏi để gánh gồng phụ với cha mẹ mà thôi. Tất cả chúng em cũng trong tâm tình ấy !

Em không ở với Các Chị nữa ... 
Không phải vì em sợ cực, sợ khổ, nhưng vì em là chị hai, kinh tế gia đình đang đi vào ngõ cụt, mười đứa em chín trai một gái đang cần em. Em đi vào đời với 2 bàn tay trắng, hành trang mang theo chỉ là những lời  Các Chị dạy dỗ : SỐNG SAO THẬT TỐT GIỮA CUỘC ĐỜI.
Nhớ lần Chị đến thăm em trong căn nhà nhỏ ở một chung cư cũ, cùng ăn cùng ngủ với nhỏ em lơ đãng ngày nào. Đâu phải chỉ có mình em, Chị lên Bảo Lộc, Nhiệm khoe với em sau này khi gặp lại : không hiểu sao Chị Đoan biết nhà của Nhiệm, Chị chơi với Nhiệm thật lâu đến sáng mai mới về. Chồng Nhiệm chết khi hai con còn rất nhỏ nên chuyện chị ghé thăm là một điều hạnh phúc trong cuộc đời của bạn.

Có những đêm Noel, không muốn dự thánh lễ trong náo nhiệt ồn ào, em tìm về chốn cũ, lúc nào em cũng gặp Chị , hai chị em lại nhỏ to nói chuyện. Chị là cái giỏ chứa những cảm xúc của em, từ vui buồn, âu lo đến những bực bội, bất mãn...
Chị ơi ! Chị là chị giáo bên cạnh em lâu nhất, khi em bước vào đời chị vẫn là người em gặp nhiều nhất, nói chuyện và lắng nghe em trong mọi hoàn cảnh sống. Em nhớ lần nào hỏi thăm xong là Chị kết luận một câu trăm lần như một : vậy là tốt rồi, tạ ơn Chúa. 
Vâng ! Em sẽ luôn tạ ơn Chúa trong suốt cuộc đời của mình.

Thời gian trôi cứ trôi, chị già đi theo năm tháng.
Rồi đến một ngày Chị không còn nhận biết điều gì chung quanh mình nữa, Chị sống với thế giới riêng của Chị, với những câu nói vu vơ, em nhìn Chị với những cảm xúc chẳng thể thành lời...

Cũng hơn hai năm chị dời chỗ ở ra Cộng đoàn Thiên quốc.
Nếu không thì 16/8 này, em sẽ gặp và chúc mừng Ngọc khánh của chị rồi.
Nhưng thôi, chị đã về với Chúa. Đó là hạnh phúc không gì sánh bằng phải không chị ?
Chị ạ ! Môi trường lúc đầu em không lựa chọn, cuối cùng em cũng đi được tới ba năm. Với ba năm như thế, nghĩ lại em thấy mình đã cố gắng bước những bước thật trọn vẹn. Và trong từng bước chân thật chậm ấy, em có chị...

(Kính thương tặng chị giáo Đoan . Em luôn nhớ Chị)
Chị Tùng : Hay lắm TN ơi ! chị cũng rất nhớ chị giáo Đoan, tài xế duy nhất lái xe hơi của nhà dòng đấy (xe hơi bấy giờ chỉ là La Dalat thôi, mà oai lắm)

Chị Dung b : Một thời đáng yêu ! Ngược thời gian, trở về quá khứ, phút giây chạnh lòng... Cảm động lắm !
Nhân đây chị cũng nói lời cám ơn em đã luôn hết lòng vì CMC, vì công bằng mà lên tiếng để chịu nhiều thị phi. Xin Mẹ lên trời mang hết buồn phiền cho chúng ta, xin cho mọi người nhận ra và hiểu chuyện, cũng xin cho họ sớm tỉnh ngộ về những gì đã vu khống và làm tổn thương tình cảm CMC, ân nhân, bạn bè...

Minh Hạnh : T Nga thuong ! Sao loi van buon qua vay , doc ma cu ngo minh dang phai doc mot doan van trong cuon van cua mot lop nao do trong thoi trung hoc . Ki niem buon nhung dep qua , minh muon roi nuoc mat , chuc ban nhung nam thang sap toi luon mim cuoi va hanh phuc, do la TC va Me Maria se tang cho ban.

AC Tuyết Long : Em Thuý Nga !Tràn đầy cảm xúc khi đọc những loạt bài tâm tình của T. Nga đối với các chị Giáo...Chỉ tiếc là chị không có khả năng diễn đạt như em...Vậy cho phép chị được hoà chung tâm tình kính mến và biết ơn đến Nhà Dòng và các Bề Trên. Đặc biệt đến Mẹ Yên và chị Giáo Thanh Lâm. Bài học trong giờ huấn đức của MẸ YÊN và của chị giáo THANH LÂM mà chị ghi nhớ trọn đời là SỐNG TRONG TINH THẦN TẠ ƠN.  Chị đã và đang cố gắng sống theo giáo điều đó. Và thật sự chị được AN VUI - HẠNH PHÚC em ạ, vì chị cảm nhận được lòng Chúa Yêu Thương và được người đời có lòng Nhân Nghĩa yêu thương...Chị TL

Thứ Bảy, 8 tháng 8, 2015

Chị ơi ! Em sẽ về !

Trước khi là đệ tử Mai Khôi, em đã là đệ tử một dòng ở Dalat.
Cái tuổi ăn chưa no, lo chưa tới, cái tuổi nhất quỉ, nhì ma, thứ ba học trò... em quậy ghê luôn. Em luôn dẫn đầu về những trò nghịch ngầm và lỗi kỷ luật như trốn học, trốn giờ đọc kinh chiều, ăn vụng bất kể giờ giấc, trốn việc bổn phận chung... Em đã từng bị phạt quì ở cột cờ sân trường, quì ở giờ cơm trưa nhưng tính nào tật nấy không chừa, khi bị phạt em chỉ quê ít ngày xong rồi đâu lại vào đấy, hình như từ nhẹ nhàng đến hình phạt chẳng xi - nhê gì với cái lì đòn của em. Vì vậy sau ba năm lòng kiên trì của các soeur cũng phải dừng lại. Em bị đuổi thẳng về gia đình. Đó là mùa hè 1973.

Bố không cho em ở nhà. Bố bắt em đi tiếp. Bố dẫn em lên Mai Khôi nhờ Dì Nhã xin với chị Lâm.
Buổi gặp chị Lâm diễn ra nhanh chóng. Chị hỏi em sao không tiếp tục ở Dalat ? Em thành thật trả lời chị rằng cuối năm sr phụ trách gọi em lên thông báo năm sau không được lên học nữa. Đã không muốn đi thì chả cần nói dối làm gì, thế nhưng chị đã nhận em. Em nghĩ có lẽ một phần do nể nang Dì Nhã, một phần nhìn bộ dạng em, chắc không bao giờ chị nghĩ rằng em đã quậy đến thế !!!

Cám ơn chị đã cho em một cơ hội. Những tháng ngày ở môi trường mới Mai Khôi, em quyết tâm làm lại cuộc đời.
Để tránh thời gian "rảnh rỗi sinh nông nổi" em xin chị cho em làm thêm việc, việc gì cũng được chứ ngồi học suốt em chịu không nổi.
Em được như ý nguyện. Lúc đó chị là Hiệu trưởng trường Mai Khôi, giám đốc đệ tử. Chị phân công cho em buổi sáng làm văn phòng với chị giáo Đoan. Trưa về ăn cơm, chiều ra lớp học.
Em vẫn luôn cố gắng làm tròn công việc mới của mình nhưng khổ nỗi đầu óc thỉnh thoảng cứ mơ màng ở tận đâu đâu, đọc danh sách học sinh cho chị Đoan đánh máy mà cứ lộn tới lộn lui. Bực qúa, chị Đoan la em : Nếu cô còn đọc sai lần nữa là chị để cho cô đánh máy nghe chưa ! Lại có lần vì tin người em để mất một số tiền lớn học sinh vừa đóng học phí. Tội nghiệp chị Đoan phải lần tìm ra thủ phạm rồi đến tận nhà họ năn nỉ xin trả lại. Em vẫn còn nhớ như in cảm giác của mình lúc đó : thấy mình có lỗi, qúa sợ hãi và ân hận. em chờ đợi lời quở trách. Lúc chị Lâm qua văn phòng, em chỉ biết lí nhí lời xin lỗi rồi cúi gầm mặt.  Nhưng em đã nhận được sự hiền từ và bao dung...
Chị Đoan nói: Sao mà nó xài nhanh thế,  Chị năn nỉ mãi mà nó chỉ trả lại từng này... Chị không nói số tiền bị mất mà chỉ rầy nhẹ rằng đã dặn em bao nhiêu lần rồi không được để ai vào văn phòng chỗ chị để tiền sao em lơ là vậy ?
Chị Lâm thì nói : chị không giận em, cũng không bắt em đền nhưng em cần phải cảnh giác, không được chủ quan.

Văn phòng ở sát cổng trường. Ở đó thường có những người ăn xin. Có khi hai ba người một lúc. Ấn tượng theo em từ lúc đó đến tận bây giờ là cử chỉ của chị Lâm dành cho họ. Chị hay ngồi xuống để trò chuyện và cho họ tiền... Em chưa thấy chị chối từ một ai. Đồng tiền thật quí nhưng thái độ thương yêu, cảm thông đã làm tăng giá trị số tiền mà họ nhận được hơn gấp nhiều lần.

Sau ngày 30/4/1975.
Em và một số chị được gọi về nhà dòng để đi Phước Lộc. Xếp sách vở bút mực của 12 năm đèn sách lại, chúng em cày cuốc để có hạt cơm mỗi  ngày. Phước Lộc khô cằn, mùa nắng đất nứt nẻ tang hoác, cuốc vào đất như cuốc vào đá, dội lại đau cả tay. Ngày ba bữa chỉ có cơm độn khoai lang, khoai mì. Thế nhưng chị em đã sống với nhau bằng tất cả chân tình, em rất thích bảng tự nguyện nhận công việc, ai cũng muốn dành việc nặng để làm, vui vẻ ăn khoai để nhường cơm cho bạn. Chị Hùng phụ trách chung, có chị Đoan và chị Hoa nữa. Chúng em gọi chị Hùng là chị Năm, chị Hoa là chị Tư, chị Đoan là chị Ba, gọi cha Tiệm (em chị Lựu) là Nội. Sáng nào Nội cũng làm lễ, đầu giờ chiều Nội dạy Thánh kinh. Phước Lộc ngày đó chưa có điện. máy phát điện chỉ chạy đúng 30 phút khi bắt đầu thánh lễ. Chị Năm hiền lành, chưa bao giờ thấy chị la, cái gì chưa đúng chị chỉ nhỏ nhẹ, nhắc nhở. Nhớ ngày đó em thích ăn cơm nhão nên đến lượt nấu cơm là em cho cả nhà cùng ăn cơm nhão với em. Chị thích ăn cơm khô nên là người phát hiện ra điều này và chị cũng chỉ cười thôi, chị lúc nào cũng dễ thương mà !

Em không ở Phước Lộc nữa, em về với gia đình nhưng tình thương một phần đời em đã để lại Mai Khôi, để lại Phước Lộc mất rồi...
Cuộc sống trần thế ngổn ngang nhiều nỗi : buồn nhiều hơn vui, lo âu nhiều hơn hạnh phúc, khổ quá nhiều mà sướng chẳng có bao nhiêu.
Nhưng những khi vui hoặc buồn, độc thân hay đã có gia đình, em đều ghé lại hai nơi này mỗi khi có thể. Với các chị, em vẫn là đứa em của ngày nào.
Thời gian nhanh quá, mới ngày nào em chưa tròn mười tám, giờ đã gần 60. Tuổi các chị cũng gần đất xa trời. Sinh ly tử biệt là điều không tránh khỏi. Nhớ lần gặp gần đây nhất, trong đám cưới con Minh Hạnh được tổ chức tại nhà dòng, đã chín giờ tối chị Lâm còn xuống chơi với chúng em trước khi đi ngủ. 
Chị nói : các em ơi ! khi nào có thể về được, các em nhớ về nhà dòng nhé !
Vâng, thưa chị, chúng em sẽ về !

Khi em vào thì em không biết chị giáo Kim, Chị giáo Ngân phụ trách em lớp 11, chị giáo Nhị lớp 12.
Các chị coi đệ tử nhiều năm. Các chị cũng là con người với bổn phận, với trách nhiệm trên vai. 
Chúng em là con gái. Con gái tâm lý thì thường hay phức tạp, tránh làm sao được những thương yêu, giận ghét hay buồn phiền. Các bạn khác thì sao em không biết chứ đối với riêng em, em rất ngại khi tiếp xúc với các chị giáo. Mỗi khi chị giáo nói chuyện với ai mà bỏ quên em, em càng mừng vì em chả biết gì để nói cả. Vậy mà không hiểu sao khi rời nhà dòng thì em lại hay về thăm các chị.. Thật là mâu thuẫn !

Là một con người bình thường như em thì kỷ niệm vui trong nhà dòng chắc là ít.
Nhưng tuyệt nhiên em không có kỷ niệm buồn.
Em không để buồn phiền của quá khứ thơ dại lẫn khuất trong tâm tư.
Em mang theo niềm vui và hạnh phúc trong mái nhà đệ tử để bước vào cuộc đời.
Em vui và bằng lòng với những gì hôm nay Chúa ban cho em, ít hay nhiều đó là hồng ân. 
Em đã được quá nhiều hơn những gì em đáng được, để lúc nào em cũng phải biết dâng lời cảm tạ với Chúa và chia sẻ với những người chung quanh em.

​Kính gởi đến các chị giáo của em đôi dòng cảm nghĩ như những bông hồng nhỏ, tuy chân thành nhưng vẫn chưa hết ý.
Cám ơn các chị đã đồng hành với chúng em từ ngày còn thơ dại cho đến hôm nay mỗi khi chúng em có dịp trở về mái nhà xưa.
Xin Chúa và Mẹ Maria luôn ban tràn đầy hồng ân trên cuộc đời của các chị.
(Mừng ngày Ngọc khánh của Chị giáo Lâm, Chị giáo Hùng - 15/08/2015)
 
Được nhớ lại những kỷ niệm một thời đã sống trong TU vIỆN ,sát cánh bên nhau mà chị THÚY NGA vừa nhắc lại  ,làm Vân cũng rất nhớ và nhớ rất nhiều những khuôn mặt thân thương và khả ái của các bậc SR Bề TRêN, SR GiÁO.Đặc biệt SR GIANG LÂM là vị thầy giáo huấn sát cánh ,gần gũi nhất trong năm 1977-1978 ở xứ ĐỨC HUY-DốC MƠ ,sau những ngày đất nước giải phóng.Chị em lúc đó phải phá rẫy trèo núi xa cả hai mươi mấy cây số ,chân mang giầy của lính ngụy ,khoác áo lính mới chịu nổi trèo đèo xuống dốc .Ăn cơm độn củ tróc, đậu xanh,thịt kho với hạt mít.Thế mà chị em không cảm thấy khổ ,không một lời than van, vẫn vui vẻ,tươi cười ,dí dỏm với nhau.Lúc đó có chị GIÁO XUYẾN và các chị bên nhà VÔ NHIỄM cách đó mấy trăm mét cuộc sống cũng rất vui vẻ và đạo đức như bên nhà PHÙ HỘ mà chị em cùng sống với CHị GIANG LÂM. Tất cả nhờ có chị động viên và có những giờ chia sẻ THÁNH KINH thật sốt sắng.
      Để TRI ÂN Quý Bề Trên và đặc biệt CHÚC MừNG CHỊ VŨ LOAN TỔNG QUYÊN,Chị HOAN . 
      Mừng Chị GIANG LÂM, Chị KIM . Chúng em miền tây rất vui mừng và hãnh diện được về nhà dòng nơi mình đã được giáo huấn để thăm lại những bộ mặt thân thương đồng thời để chúc mừng QUÝ SR KHẢ ÁI , DỄ THƯƠNG.
          CHỊ EM MIỀN TÂY xIN KÍNH CHÚC và CHÚC MỪNG QUÝ SR .
             Xin cám ơn.
              Em Vân