Thương lắm Việt Nam yêu dấu ơi ! Bao giờ thanh bình...???
(Nhận từ email chị Mary Phạm)
Trận lụt lịch sử từ ngày 13-16/10/2016 tại các tỉnh miền Trung khiến 15 người chết, 9 người mất tích, 18 người bị thương và hàng trăm ngàn ngôi nhà bị ngập sâu trong nước.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, từ ngày 13/10 Quảng Bình bắt đầu có mưa to đến rất to. Mưa lớn lại kéo dài khiến hàng ngàn ngôi nhà tại thành phố Đồng Hới, huyện Tuyên Hóa và Minh Hóa chìm nghỉm trong nước.
Quảng Bình là địa phương chịu thiệt hại nặng nề nhất trong đợt lũ vừa qua, hàng ngàn ngôi nhà ngập sâu trong nước.
Còn tại Thừa Thiên – Huế, rạng sáng 14/10 áp thấp nhiệt đới đã gây gió mạnh kèm mưa to gây ra tình trạng lụt lội khắp nơi.
Một cây xanh nằm trên đường Đống Đa (thành phố Huế) bị gió quật đổ nằm đè lên một chiếc ô tô 4 chỗ.
Ở 2 tỉnh Hà Tĩnh và Nghệ An, do xã lũ bất ngờ cùng với mưa lớn kéo dài khiến nước dâng quá nhanh, người dân không kịp trở tay.
Cổng trường ngập nặng tại huyện miền núi Hương Khê, Hà Tĩnh.
Nước nhấn chìm nhà cửa, người dân ở huyện miền núi Hà Tĩnh phải chèo lên nóc nhà tránh lũ.
Nhiều gia đình phải chèo thuyền lên ủy ban xã tránh lũ.
Bé trai 7 tháng tuổi con anh Lâm ở xã Phương Mỹ, huyện Hương Khê, Hà Tĩnh được bố mẹ đưa lên nóc nhà tránh lũ - Ảnh: Zing.
Những chú bò được di chuyển lên giường chạy lũ.
Đây là cách người dân huyện Tuyên Hóa cứu gia súc trong tình hình ngập lụt nghiêm trọng.
Con bò cày, tài sản làm nên cơ nghiệp nhà nông đang bị nước lũ đe dọa.
Những chú chó này cũng ướt như chuột lột, run lẩy bẩy.
Nước lũ dâng cao, chỗ cao nhất dành cho đàn gà
Cảnh người dân tìm cách bảo vệ đồ đạc tránh ngập - Ảnh: Lê Xuân Trường.
Người đàn ông vớt vát những hạt đã gạo ướt nhèm trong xô để mang đi nấu ăn tạm qua ngày.
Người dân ở khu vực trũng xã Minh Hóa (huyện Minh Hóa, Quảng Bình) phải sơ tán lên trường trung học cơ sở. Mọi sinh hoạt ăn uống, ngủ nghỉ đều diễn ra tại đây.
Các sinh viên Quảng Bình ngồi nhai mì tôm sống do nước lụt không thể mua được thức ăn.
Nồi cháo được nấu từ chính những con cá bắt được trong dòng nước lũ cải thiện bữa cơm cho các sinh viên.
Trận lụt khiến đường tàu Bắc Nam tê liệt hoàn toàn do sạt lở, hàng chục đoàn tàu phải dừng chờ, hàng ngàn hành khách bị kẹt ở Quảng Bình.
Mẹ mất vào đúng đợt lũ đỉnh điểm nên anh Trương Trung Thông (xã Minh Hóa, Minh Hóa, Quảng Bình) vội vã làm đám tang mẹ trong khi nhiều thân nhân không thể có mặt để chịu tang.
Chị Huyền phải bơm ruột ôtô làm phao bơi qua sông Rào Nậy về chịu tang mẹ lúc 5h sáng. Còn người con rể bắt xe về quê vợ nhưng bất lực khi thấy đám tang đi qua mà không thể đi đưa đành đứng từ xa vái vọng.
Còn ở huyện miền núi Hà Tĩnh, gần đến ngày cưới thì gặp phải mưa lũ, nước dâng nên buộc chú rể Tuấn Dũng phải chèo thuyền đến đón cô dâu về nhà trong ngày cưới.
Dù khó khăn nhưng đây là kỷ niệm khó quên của đôi bạn trẻ.
Chiều 16/10, nước lũ đã rút ở hầu hết các địa phương trong tỉnh Quảng Bình. Nước rút đến đâu cảnh xóm làng tan hoang, xơ xác đến đó.
Từ trẻ nhỏ đến người già đều ra sức dọn dẹp nhà cửa.
Sau 3 ngày lũ lụt, nhiều gia đình ở miền Trung rơi vào cảnh tay trắng. Nhưng với nhiều người, còn giữ được tính mạng đã là điều may mắn, bởi có hàng chục người dân miền Trung đã mãi mãi ra đi cùng với dòng nước lũ.
Sau lũ, người dân Quảng Bình lại phải đối mặt với một nỗi lo khác đó là tình trạng ô nhiễm môi trường và khả năng hồi phục sản xuất, kinh doanh.
Nhưng một nỗi lo gần hơn của người dân đang hiện hữu, đó là cơn bão số 7 mạnh nhất năm đang tăng tốc từng giờ chuẩn bị đổ bộ vào đất liền, uy hiếp dải đất nghèo miền Trung.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét