Trầm Thiên Thu
(Chuyển ngữ từ Reader’s Digest)
Tránh được đột quỵ và các bệnh về tim mạch là tốt nhất. Vì thế bạn hãy chịu khó “vất vả” để chuyển từ nguy cơ cao mắc bệnh tim mạch sang nguy cơ thấp. Điều này hoàn toàn khả thi nếu bạn biết thay đổi cách sống, và bạn có thể tránh được nhiều nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch!
Đây là 30 bí quyết khả dụng:
1. Đi xe đạp mỗi ngày 20 phút :
Các nhà nghiên cứu Đức nghiên cứu 100 người bị tức ngực nhẹ, còn gọi là đau thắt ngực, họ tập thể dục mỗi ngày 20 phút với đạp xe tại chỗ hoặc được bác sĩ “làm vệ sinh” động mạch (angioplasty). Họ thấy rằng mỗi năm sau khi làm việc này thì có 21 người bị bệnh tim mạch, đột quỵ, hoặc các vấn đề khác, so với chỉ có 6 người bị trong số những người đạp xe đạp. Hãy nhớ rằng nếu bạn bị đau thắt ngực, bạn chỉ nên tập thể dục với sự theo dõi của bác sĩ.
2. Ăn sô-cô-la đen : Dù bạn tin hay không thì “sự thật vẫn là sự thật”. Một số nghiên cứu cho biết rằng sô-cô-la đen có thể tốt cho tim của bạn! Hiệu quả tốt có thể do các hóa chất trong sô-cô-la là các flavonoid, chúng giúp các động mạch linh động. Các thành phần khác trong sô-cô-la cũng có thể làm cho các động mạch không bị đông máu và ngăn cản LDL (cholesterol xấu) không bị ô-xít hóa, khiến cho nó ít có thể biến thành bệnh. Sô-cô-la đen cũng giàu magnesium và chất xơ. Nhưng nên tránh dùng sô-cô-la sữa, vì loại này nhiều bơ béo và dễ làm tăng mức cholesterol. Mỗi tuần nên ăn sô-cô-la vài lần.
3. Uống mỗi ngày 1 lon bia : Một cuộc nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of Agricultural and Food Chemistry cho biết rằng những người uống ít bia mỗi ngày có thể giảm mức cholesterol, tăng lượng máu của các chất ô-xít hòa làm mạnh tim, và giảm mức fibrinogen, loại protein góp phần làm đông máu. Dĩ nhiên là rượu đỏ có thể còn tốt hơn. Hãy chọn bia hoặc rượu đỏ, đừng “chơi” cả hai thứ.
5. Kiểm soát giấc ngủ : Nếu bạn nghe tiếng ngáy của mình (hoặc nếu có người cho biết bạn ngủ ngáy nhiều), hãy đến bác sĩ để khám. Có thể bạn bị chứng ngưng thở khi ngủ (sleep apnea), một chứng bệnh khiến người ta ngưng thở hàng trăm lần mỗi đêm. Nó có thể dẫn đến cao huyết áp và các vấn đề khác, thậm chí là gây nguy cơ đau tim và đột quỵ.
6. Ngủ đêm sớm : ĐH Harvard nghiên cứu 70.000 phụ nữ và thấy rằng những người ngủ ít hơn 7 giờ đồng hồ mỗi đêm sẽ có nguy cơ bị bênh tim. Các nhà nghiên quan ngại rằng việc thiếu ngủ làm tăng các hormone gây stess, tăng huyết áp, và ảnh hưởng mức đường máu. Tuy nhiên, cũng không nên ngủ hơn 9 giờ đồng hồ. Cuộc nghiên cứu tương tự cũng cho thấy phụ nữ ngủ từ 9 giờ đồng hồ trở lên mỗi đêm cũng sẽ tăng nguy cơ bệnh tim.
7. Ăn cá : Một cuộc nghiên cứu công bố trên tạp chí Journal of the American Medical Association cho thấy rằng phụ nữ ăn cá ít nhất mỗi tuần 1 lần có thể giảm nguy cơ đau tim hoặc tử vong vì bệnh tim hơn những người chỉ ăn cá mỗi tháng 1 lần. Các cuộc nghiên cứu khác cũng cho thấy lợi ích tương tự đối với đàn ông. Một cuộc nghiên cứu khác quy mô hơn cho thấy việc thường xuyên ăn cá làm giảm nguy cơ kết thớ tâm nhĩ (atrial fibrillation) khiến nhịp tim thất thường, chứng này gây nhiều trường hợp đột tử.
8. Ăn sáng bằng ngũ cốc ít nhất mỗi tuần 4 lần : Một cuộc nghiên cứu đăng trên tạp chí American Journal of Clinical Nutrition, các khoa học gia ĐH Harvard thấy rằng phụ nữ ăn 23g chất xơ mỗi ngày – đa số từ ngũ cốc – giảm 23% nguy cơ bị bệnh tim so với những người chỉ ăn 11g chất xơ. Ở nam giới, việc ăn nhiều chất xơ làm giảm nguy cơ bệnh tim 36%.
9. Hạt lanh (flaxseed) hoặc yaourt : Ăn thêm bột hạnh lanh (flaxseed) hoặc yaourt hằng ngày, bạn sẽ hấp thu khoảng 2g a-xít béo omega-3. Omega-3 là chất béo tốt giúp ngăn ngừa bệnh tim và nguy cơ tử vong vì nhịp tim thất thường.
10. Món rau trộn với dầu hạt lanh : Món ngon này chứa 7g a-xít béo omega-3, đó là cách tốt để cải thiện sức khỏe tim mạch.
11. Uống trà : Có thể dùng trà đen hoặc trà xanh. Cuộc nghiên cứu của Hà Lan cho thấy chỉ có 2,4% trong 5.000 cư dân Rotterdam uống mỗi ngày vài tách trà bị bệnh tim trong vòng 6 năm, so với 4,1% ở những người không uống trà. Phân tích 17 cuộc nghiên cứu về việc uống trà cho thấy uống mỗi ngày 3 tách trà có thể giảm nguy cơ bệnh tim 11%.
12. Ăn trái phỉ (hazelnut) : Mỗi ngày chỉ cần ăn 40g trái phỉ có thể giúp bạn giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch. Xay nhuyễn trái phỉ và bỏ vào món cá hoặc thịt gà rồi đem hấp.
13. Ăn rau, đậu : Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Tulane thấy rằng những người ăn đậu có thể giảm nguy cơ bệnh tim khoảng 22% so với những người chỉ ăn ít rau, đậu.
14. Ân ái phu thê : Đây là hoạt động thể lý tốt cho tim mạch. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Bristol thấy rằng những người sinh hoạt tình dục ít nhất mỗi tuần 2 lần sẽ ít bị đột quỵ hoặc các vấn đề về tim mạch hơn những người không thường xuyên làm “chuyện ấy”. Các nhà nghiên cứu nói: “Những người tuổi trung niên nên biết rằng thường xuyên sinh hoạt tình dục giúp giảm nguy cơ đột quỵ, giảm nguy cơ bị chứng động mạch vành. Nam và nữ đều có lợi”.
15. Uống aspirin : Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Bắc Carolina thấy rằng hằng ngày uống aspirin giúp làm giảm tỷ lệ bệnh tim gần 1/3 ở những người có nguy cơ cao bị bệnh tim (vì hút thuốc, béo phì, cao huyết áp hoặc các yếu tố gây nguy cơ khác). Hãy tham vấn bác sĩ.
16. Ăn mỗi ngày ít nhất 15 trái anh đào : Các cuộc nghiên cứu cho thấy rằng chất anthocyanin (hóa chất thảo mộc) có trong trái anh đào (cherry) giúp làm giảm lượng a-xít uric trong máu – a-xít uric gây đau tim và đột quỵ. Hãy ăn trái anh đào hoặc uống nước ép trái anh đào vào buổi sáng.
17. Ăn rau-củ-quả hằng ngày : Thực hiện như vậy bạn có ít nhất 300 mcg chất folate. Nghiên cứu của ĐH Tulane ở New Orleans thấy rằng những người hấp thu nhiều folate sẽ 20% nguy cơ bị đột quỵ và giảm 13% các bệnh về tim mạch so với những người chỉ hấp thu 136 mcg vitamin B mỗi ngày. Hãy ăn cam (55 mcg), rau bina (58 mcg trong 1 chén), rau diếp (62 mcg trong 1 chén), hoặc cà chua (27 trong 1 chén). Lúa mì chứa nhiều a-xít folic, dạng folate tổng hợp, ước tính có 100 mcg mỗi ngày đối với chế độ ăn uống trung bình.
18. Ăn mỗi ngày 1 trái cam: Ăn cam có lợi cho sức khỏe vì cam chứa nhiều vitamin C. Các cuộc nghiên cứu cho thấy cam có thể giúp làm giảm đột quỵ, nhất là nếu bạn hút thuốc. Chán ăn cam? Hãy thay thế bằng trái dâu, bông cải, hoặc ớt chuông (loại ớt lớn không cay), các loại này đều giàu vitamin C.
19. Uống nước cam vắt thay cho soda : Mùa thay đổi khiến cơ thể dễ bị dị ứng, tổn thương. Viêm nhiễm mãn tính liên quan bệnh tim, do ảnh hưởng thực phẩm. Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Quốc gia New York thấy rằng uống nước ngọt có glucose có thể gây viêm nhiễm, nhưng uống cam vắt thì không sao. Có thể đó là do vitamin C đề kháng viêm nhiễm, và cam chứa nhiều flavonoid có thể tăng sức đề kháng. Hãy uống nước cam vắt chứ đừng ham nước ngọt. Các cuộc nghiên cứu khác về cam vắt cũng thấy giúp tăng lượng folate (bảo vệ tim mạch) gần 45% và giảm lượng homocysteine (loại làm hại tim mạch) khoảng 11%.
20. Uống 1 ly nước lớn sau mỗi 2 giờ : Nghiên cứu của ĐH Loma Linda ở California thấy rằng phụ nữ uống hơn 5 ly nước lớn mỗi ngày có thể giảm nguy cơ tử vong vì đau tim 50% so với những người chỉ uống 2 ly. Điều này có thể do nước giúp máu lưu thông tốt, giảm tỷ lệ đông máu. Nước tác dụng tốt nhất là cải thiện mạch máu, soda không thể làm được.
21. Nấu thức ăn với gừng hoặc nghệ mỗi tuần 2 lần : Gừng và nghệ có khả năng chống viêm nhiễm, mà viêm nhiễm chính là tác nhân chính gây đau tim.
22. Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu : Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Đài Loan thấy rằng bàng quang đầy có thể khiến tim đập nhanh và tạo căng thẳng cho động mạch vành, làm chúng phải co thắt nhiều, có thể dẫn đến đau tim.
23. Nghỉ ngơi cuối tuần : Các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Pittsburgh phân tích các dữ liệu của hơn 12.000 người trung niên và thấy rằng những người nghỉ ngơi đều đặn giảm nguy cơ tử vong vì bệnh tim khoảng 1/3. Sử dụng điện thoại di động hoặc laptop nhiều, và làm việc nhiều sẽ khiến bạn căng thẳng, không tốt cho tim mạch. Cuối tuần hãy “quẳng gánh lo đi và vui sống”.
24. Đi xe hơi được đóng kín cửa và bật máy điều hòa : Điều này giúp bạn không tiếp xúc với chất ô nhiễm. Nghiên cứu của ĐH Harvard cho thấy điều đó giúp làm giảm cái gọi là “giúp thay đổi nhịp tim” hoặc khả năng phản ứng của tim đối với nhiều hoạt động và căng thẳng. Nhịp tim thay đổi có liên quan tỷ lệ tử vong vì bệnh tim do ô nhiễm. Thiết tưởng cũng nên biết rằng Việt Nam là 1 trong 10 nước có mức ô nhiễm nhất thế giới!
25. Luôn có chai multivitamin (đa sinh tố) trong nhà và sử dụng khi ăn sáng : Sau 6 tháng bổ sung vitamin hàng ngày, bạn có thể giảm viêm nhiễm đáng kể.
26. Mối quan hệ : Một cuộc nghiên cứu công bố trên tạp chí Heart cho thấy rằng mối quan hệ thân thiết với người khác (người thân, người yêu, người bạn,…) có thể giúp làm giảm 50% nguy cơ bị bệnh tim ở những người bị bệnh tim.
27. Chú ý những điều cơ bản : Hai cuộc nghiên cứu công bố hồi mùa hè 2003 cho thấy rằng hầu như những người chết vì bệnh tim đều có ít nhất 1 hoặc vài yếu tố nguy cơ chung như hút thuốc, tiểu đường, cao huyết áp, hoặc cao cholesterol.
28. Tập thể dục hàng ngày và bổ sung L-arginine (giàu a-xít amino), vitamin C và E Nghiên cứu công bố trên tạp chí Proceedings of the National Academy of Sciences cho thấy rằng việc tập thể dục vừa phải làm giảm chứng xơ vữa động mạch (atherosclerosis). Tập thể dục và bổ sung vitamin có tác dụng điều phối trong việc tăng mức sản sinh ô-xít nitric, loại bảo vệ nhiều chứng bệnh về tim mạch.
29. Nếu bạn thấy mệt mỏi khi thức dậy buổi sáng hoặc chán ngay cả các hoạt động bình thường, hãy đến bác sĩ để khám. Có thể là bạn trầm cảm, mà trầm cảm sẽ làm tăng nguy cơ bệnh tim.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét