Cách chung con người ngày hôm nay thường nóng vội, hấp tấp, làm đại. Nghịch
lý ở chỗ thích hoành tránh nhưng lại đòi phải nhanh, phải gọn. Họ chỉ
thích làm những chuyện lớn mà
bỏ qua chuyện nhỏ. Họ luôn xem việc nhỏ là tầm thường mà quên rằng
việc lớn là do tích tiểu thành đại. Không kiên nhẫn trong việc nhỏ thế
nên, họ cũng bỏ lỡ cơ hội làm những chuyện lớn lao.
Điển
hình là xã hội hôm nay không có những công trình thế kỷ mà chỉ có những
kiến thiết hợp thời, model nhưng mau qua. Về sự học dường như học sinh
không thể ngồi yên để thuộc
một câu thơ hay một bài lịch sử mà chỉ học trên net, trên Iphone…
Người
ta kể rằng: Thời Đông hán có một thiếu niên tên Trần Phiên. Hắn cho
mình bất phàm nên chỉ làm chuyện lớn mà thôi. Một hôm người bạn tới
thăm thấy nhà hắn bẩn thỉu liền
nói: Nho tử sao không quét nhà để tiếp đón khách?
Trần Phiên trả lời: Đại trượng phu xử thế. Nên quét thiên hạ sao lo một nhà?
Người bạn đáp lại: Một nhà không quét, sao có thể quét thiên hạ.
Trần Phiên ngộ ra không nói được lời nào.
Xem
ra muốn xây dựng giang sơn thì phải xây dựng từ gia đình mình. Muốn
làm những điều cống hiến cho đời thì phải rèn luyện mình thành người
tốt. Phải khởi đi từ việc nhỏ mới
mong làm chuyện đại sự to tát hơn. Muốn canh tân xã hội phải có một kế
sách lâu dài và phải khởi đi từ những việc nhỏ nhất mới mong thành đại
sự.
Phải
chăng Giáo hội hôm nay cũng bị cuốn vào trào lưu thích hoành tráng, rầm
rộ? Thích phô trương đánh trống hơn là sống đạo mến yêu? Các lễ
nghi, lễ hội thật nhiều nhưng điều
đó không quan trọng bằng việc ra đi đến với người nghèo, người già yếu,
bệnh tật…?
Giáo
hội luôn nói mình có sứ mạng truyền giáo và mời gọi các tín hữu tham
gia vào công cuộc truyền giáo, nhưng xem ra chẳng có kết quả, bởi vì ai
cũng muốn làm việc lớn nhưng những việc bình thường là canh tân đời sống
bản thân, là sống công bình bác ái, là phục
vụ yêu thương khởi đi từ gia đình lại bị xem thường.
Thực vậy, làm sao có thể truyền giáo khi chưa tề gia để mang lại cho gia đạo êm ấm thuận hòa?
Làm sao có thể truyền giáo khi bản thân còn nhiều tính hư nết xấu, đôi khi còn trở thành gương mù gương xấu cho tha nhân?
Truyền
giáo không phải là một lễ hội để đánh trống khua chiêng. Truyền giáo
là đem đạo vào đời qua muôn nẻo đường trần thế. Thế nên, truyền giáo
đòi hỏi từng người phải biết
sống trở thành nhân chứng cho Chúa, phải mang tin mừng thẩm thấu vào
trong trái tim và trao tặng cho anh em, cho bạn bè. Truyền giáo phải
như chút muối làm cho thế gian nồng thắm tin mừng. Truyền giáo phải như
chút men làm cho Tin mừng hòa vào thế gian.
Trong bài hát “Một chút” thôi của Đức Cha Giuse Vũ Duy Thống dường như cũng nói những điều thật đơn giản ấy.
Một chút những viên đá nhỏ hợƿ thành ngọn núi lớn
Một chút những bước chân đi xɑ về muôn lối
Một chút những ƿhút ủi ɑn dịu xoɑ ngàn nỗi sầu
Ϲhỉ một chút ƙhởi đầu tương lɑi sẽ đẹƿ màu
ĐK - Một chút trong đời chỉ một chút chút xíu thôi
Ɲhiều chút chút bé nhỏ mà làm cho đời thêm mới
Một chút trong đời trở thành một chút thật tuуệt vời.
Ϲhắt chiu từng chút ấу cho đời nàу thêm sáng tươi.
Hôm
nay ngày khánh nhật truyền giáo, ước gì chúng ta hãy từng chút một chắt
chiu những việc làm tốt để sáng danh Chúa, có như vậy chúng ta mới gom
thành một làn sóng yêu thương
mang tin mừng lan tỏa khắp nơi. Xin Chúa giúp chúng ta biết truyền
giáo khởi đi từ việc nhỏ nhất trong đời thường bằng việc nêu gương sáng
cho tha nhân trong bổn phận và trong việc bác ái dấn thân xây dựng thế
giới ngày một tốt đẹp hơn.
LM Jos Tạ Duy Tuyền
(Nhận được từ Langthangchieutim)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét