Gương mặt CHÚA GIÊSU bao gồm đầy đủ hai mắt, mũi và miệng
- Một trận lở đất nhỏ tại khi vực núi San Francisco thuộc Putumayo, Colombia vào thứ 7 ngày 21.03.2015 vừa qua đã vô tình tạo nên cảnh tượng rất giống gương mặt của Chúa Jesus trên nền đất…Chỉ sau hai ngày những hình ảnh về vụ lở đất được đăng lên mạng, đã có rất nhiều du khách, bao gồm cả các giáo dân và người bình thường kéo tới đây xem vì tò mò…
Ximena Rosero Arango, một nhiếp ảnh gia tới đây chụp ảnh đã nói với phóng viên: “Nếu bạn tin vào Chúa, bạn sẽ nhìn thấy được hình ảnh đó”. Gương mặt trên nền đất bao gồm đầy đủ hai mắt, mũi và miệng được tạo thành hoàn toàn tự nhiên bởi đất đá xung quanh…
- Một trận lở đất nhỏ tại khi vực núi San Francisco thuộc Putumayo, Colombia vào thứ 7 ngày 21.03.2015 vừa qua đã vô tình tạo nên cảnh tượng rất giống gương mặt của Chúa Jesus trên nền đất…Chỉ sau hai ngày những hình ảnh về vụ lở đất được đăng lên mạng, đã có rất nhiều du khách, bao gồm cả các giáo dân và người bình thường kéo tới đây xem vì tò mò…
Ximena Rosero Arango, một nhiếp ảnh gia tới đây chụp ảnh đã nói với phóng viên: “Nếu bạn tin vào Chúa, bạn sẽ nhìn thấy được hình ảnh đó”. Gương mặt trên nền đất bao gồm đầy đủ hai mắt, mũi và miệng được tạo thành hoàn toàn tự nhiên bởi đất đá xung quanh…
Tuy vậy, vẫn có không ít người hoài nghi rằng hình ảnh trên được tạo ra từ bàn tay con người với mục đích nào đó, còn với những người theo đạo Thiên Chúa, họ tin rằng đây là một phép màu diệu kỳ hiện hữu ngay trong đời sống của chúng ta…
- BÀI THƯƠNG KHÓ ĐỨC GIÊSU KITÔ THEO THÁNH MACCÔ HÔM NAY CŨNG LÀ MỘT TRÌNH THUẬT KỲ DIỆU VỪA XẢY RA VỚI CHÚNG TA…
1- Một trình thuật có sự liên kết rất chặt chẽ.Trình thuật Cuộc Khổ Nạn chiếm một khoảng lớn trong Tin Mừng Maccô, bởi vì nó chiếm đến hai chương, gồm một đoạn nhập đề và hai phần, tất cả đều liên kết với nhau rất chặt chẽ.
- Nhập đề (14,1-11) mở đầu trình thuật bằng ba phối cảnh, hướng dẫn độc giả vào cuộc, đó là:
+ Âm mưu chống Đức Giêsu, nguồn gốc của tấn thảm kịch,
+ Xức dầu tại Bêtania, cử chỉ có tính tiên tri báo trước việc táng xác,
+ Giuđa phản bội, khai mào thảm kịch.
- Phần thứ nhất (14,12-52) của trình thuật xoay quanh bữa tiệc Vượt Qua của Đức Giêsu với các môn đệ,Chuẩn bị bữa Tiệc ly,Thông báo việc Giuđa phản bội,Đức Giêsu lập Bí tích Thánh Thể,Tiên báo việc Phêrô chối Người, Lời cầu nguyện trong vườn Ghetsêmani, Đức Giêsu bị bắt.
- Phần thứ hai dẫn chúng ta vào giữa tấn thảm kịch, qua việc Xét Xử và Lên án Tử cho Đức Giêsu, Vụ Xét Xử diễn tiến trong hai giai đoạn: Toà án Do Thái, trước Thượng Hội Đồng,Toà án Rôma, trước tổng trấn Philatô. Trong hai giai đoạn này, có kèm hai sự cố,Phêrô chối Thầy,Quân lính nhạo cười Chúa.Thi hành án tử cho Đức Giêsu, Đức Giêsu bị đóng đinh trên thập giá.Đức Giêsu chết trên thập giá(15,33-41): trọng tâm của trình thuật.
Và Sau cùng, Đức Giêsu được mai táng.
2- Chóp đỉnh của trình thuật là: một người ngoại giáo tuyên xưng đức tin…
- Những biến cố được thuật lại cách hờ hững,có thể làm chúng ta bực bội. Như thế, cùng với Maccô và các môn đệ, ta có thể nhận thức được rằng: việc thực thi kế hoạch của Thiên Chúa làm cho con người cảm thấy hụt hẫng. Thập giá đúng là cớ vấp phạm.Vậy mà chính ở đó mầu nhiệm Con Thiên Chúa được mạc khải!
3- Sự Thinh Lặng của Đức Giêsu thật đáng kinh ngạc.
- E. Charpentier giải thích: "Đức Giêsu biết rằng mầu nhiệm của Người vượt quá tầm hiểu biết của loài người. Người biết rằng: chúng ta bị "tắc nghẽn”.Bởi vậy, trong cuộc đời công khai, Người đã từ chối nói ra Người là ai. Trong cuộc thương khó, Người chịu vén mở một chút bức màn thinh lặng bởi vì Người đã bị kết án tử và không còn nguy cơ diễn dịch danh hiệu của Người theo nghĩa ham muốn quyền lực, ".
- Mặc dù bị thúc bách bởi những câu thẩm vấn, Người chỉ mở miệng ba lần sau khi bị bắt:
1/ Khi vị thượng tế hỏi Người có phải là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa không, Người đáp: Phải, chính thế. Rồi Người giới thiệu mình là "Con Người”, Đấng mà ngôn sứ Đaniel đã loan báo sẽ đến vào ngày tận thế, để phán xét chung.
2/ Khi Philatô hỏi với ẩn ý chính trị rằng Ngài có phải "Vua dân Do Thái" không, Đức Giêsu xác nhận lời ông: “Chính như ngài nói đó”. Nhưng rồi Ngài thinh lặng("Đức Giêsu không trả lời gì nữa"), ngay cả khi liên quan đến số phận của Ngài. Điều đó nhắc ta nhớ "Người Tôi Tớ đau khổ trong sách Ngôn sứ Isaia(Is 53, 7): "Bị ngược đãi Người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xé lông ".
3/ Sau cùng, trên thập giá, Người mượn lời kêu than của người vô tội bị bách hại trong TV 21: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con" để nói lên tiếng than van trong cơn nguy khốn và kết thúc bằng lời ca hy vọng tuyệt vời.
1/ Khi vị thượng tế hỏi Người có phải là Đấng Mêsia, Con Thiên Chúa không, Người đáp: Phải, chính thế. Rồi Người giới thiệu mình là "Con Người”, Đấng mà ngôn sứ Đaniel đã loan báo sẽ đến vào ngày tận thế, để phán xét chung.
2/ Khi Philatô hỏi với ẩn ý chính trị rằng Ngài có phải "Vua dân Do Thái" không, Đức Giêsu xác nhận lời ông: “Chính như ngài nói đó”. Nhưng rồi Ngài thinh lặng("Đức Giêsu không trả lời gì nữa"), ngay cả khi liên quan đến số phận của Ngài. Điều đó nhắc ta nhớ "Người Tôi Tớ đau khổ trong sách Ngôn sứ Isaia(Is 53, 7): "Bị ngược đãi Người cam chịu nhục, chẳng mở miệng kêu ca; như chiên bị đem đi làm thịt, như cừu câm nín khi bị xé lông ".
3/ Sau cùng, trên thập giá, Người mượn lời kêu than của người vô tội bị bách hại trong TV 21: “Lạy Thiên Chúa, Thiên Chúa của con, sao Ngài bỏ rơi con" để nói lên tiếng than van trong cơn nguy khốn và kết thúc bằng lời ca hy vọng tuyệt vời.
- Chính trong giờ phút Đức Giêsu chết bị mọi người bỏ rơi, trong khi gánh mọi đau khổ, mọi tang tóc của nhân thế, chúng ta nghe vang lên Lời Tuyên Xưng Đức Tin của viên sĩ quan Rôma, chóp đỉnh của Tin Mừng: Quả thật người này là Con Thiên Chúa”…
- J. Hervieux nhận xét:"… Trong nhân vật sĩ quan Rôma, (người đứng trông coi việc thi hành án tử), ông nhìn thấy các dân ngoại đang ăn năn trở lại. Ngay lập tức, người ngoại này đã tặng Đức Giêsu danh hiệu cao cả trên mọi danh hiệu. Ngài không những là Đấng Mêsia dân Do thái trông đợi mà còn là "Con Thiên Chúa"…
+ Ngày lễ hôm nay, khi nghe bài tường thuật về cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu, Có người đã viết như thế này:“Giữa Chúa nhật lễ lá và thứ Sáu Tuần Thánh có thể phản chiếu cả cuộc đời của các Kitô hữu:
Hôm nay chúng ta hoan hô, chúc tụng Chúa: vạn tuế, vạn tuế, ngày mai chúng ta có thể sẽ gào thét: đả đảo, hãy đóng đinh, hãy đóng đinh hắn vào thập giá.
Hôm nay chúng ta yêu thương, ngày mai chúng ta oán ghét.
Hôm nay chúng ta hân hoan, ngày mai chúng ta buồn sầu.
Hôm nay chúng ta hiền hòa, ngày mai chúng ta hung dữ.
Hôm nay chúng ta tin tưởng, ngày mai chúng ta hoài nghi…”.
- Cành lá dừa xanh tươi tượng trưng cho những đặc tính tích cực của Chúa nhật lễ lá, như hoan hô, chúc tụng, yêu thương, hân hoan, hiền hòa, tin tưởng. Tuy nhiên,cũng đề cập đến khía cạnh tiêu cực của cuộc sống như khước từ, oán ghét, buồn phiền, hung dữ, hoài nghi, nếu diễn giả tuốt bỏ phần lá xanh, chỉ còn để lại cọng của cành lá dừa.Và có thể biến thành một bó roi có thể chúng ta dùng để hành hạ CHÚA, sát phạt lẫn nhau, biến thiên đàng thành địa ngục…
- Bắt đầu Tuần Thánh,Giáo Hội cũng nhắc nhở chúng ta nhìn vào thánh giá CHÚA để thấy những ý nghĩa sâu xa này:
Thấy đau khổ bên ngoài và tình yêu Thiên Chúa bên trong,
sự chết của con người và sự sống lại của Thiên Chúa,
bóng tối tội lỗi của trần gian và ánh bình minh cứu độ,
sự ích kỷ của ta và sự hy sinh của Thiên Chúa,
sự kiêu căng của ta và sự khiêm tốn của Thiên Chúa,
sự bất lực của ta và sức mạnh vô song của Thiên Chúa,
sự thù hận của con người và sự tha thứ của Thiên Chúa,
sự hèn hạ của ta và sự cao cả của Thiên Chúa,
Thánh Phaolô đã dạy:
“Lời rao giảng về thập giá là một sự điên rồ đối với những kẻ đang trên đà hư mất, nhưng đối với chúng ta là những người được cứu độ, thì đó là sức mạnh của Thiên Chúa”. Amen
(Chị Mary Phạm gởi CMC)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét